Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo là hoạt động pháp lý diễn ra thường xuyên, liên tục, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. Bài viết dưới đây hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về đất tôn giáo:
Theo quy định tại Điều Điều 159
Đất tôn giáo là một loại đất đặc biệt. Bởi lẽ, bản chất và mục đích sử dụng của loại đất này hoàn toàn khác biệt so với các loại đất khác. Nếu các loại đất khác, mục đích sử dụng là phục vụ nhu cầu sử dụng ở và phát triển nông nghiệp của người dân, thì mục đích sử dụng của đất tôn giáo là sử dụng vào mục đích tôn giáo (mang yếu tố tâm linh, tín ngưỡng). Đất tôn giáo là một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, và nó là loại đất được sử dụng ổn định lâu dài.
Đất tôn giáo là một trong các loại đất nằm dưới sự điều chỉnh của Luật đất đai 2013. Tức chỉ khi đảm bảo được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức mới có quyền được xin cấp đất tôn giáo.
Hiện nay, nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôn giáo ngày càng lớn. Vậy nên, quy định của pháp luật về đất tôn giáo mang tính điều chỉnh chung nhất, buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, người dân sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôn giáo.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 102 Luật đất đai 2013, Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện như sau:
+ Cơ sở tôn giáo phải được Nhà nước cho phép hoạt động;
+ Đất muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải là đất không có tranh chấp;
+ Đất tôn giáo muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
2. Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo là hoạt động pháp lý diễn ra thường xuyên, liên tục, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. Thực tế, cơ sở tôn giáo chỉ bị hạn chế sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất không bị hạn chế.
Khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo, cơ sở tôn giáo cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần cung cấp các Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư, cần cung cấp bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư.
– Đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở tôn giáo cần cung cấp bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất.
– Đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cần chuẩn bị văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên đây là những giấy tờ, tài liệu mà cơ sở tôn giáo cần đảm bảo chuẩn bị khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo. Những giấy tờ, tài liệu này là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào, đưa ra quyết định xem đất đó có đảm bảo điều kiện để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo diễn ra chuẩn chỉnh, đúng quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo:
Khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo, cơ sở tôn giáo phải tuân thủ đầy đủ theo các quy trình cụ thể sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cơ sở tôn giáo muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cơ sở tôn giáo sẽ nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên và môi trường (Hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có miếng đất).
– Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.
Sở tài nguyên và môi trường (hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có miếng đất) sẽ tiếp nhận hồ sơ của cơ sở tôn giáo gửi lên.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ gửi trả hồ sơ về để cơ sở tôn giáo chỉnh sửa hoặc bổ sung. Việc trả hồ sơ phải được thể hiện rõ bằng văn bản (trong đó nêu rõ lý do trả hồ sơ về).
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý, giải quyết yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
– Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hướng dẫn chủ thể có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan.
Các nghĩa vụ tài chính (khoản thuế phí) là nghĩa vụ mà chủ thể có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện. Chỉ khi đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới hoàn tất việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo cho đối tượng có nhu cầu.
– Bước 4: Trả kết quả.
Sau khi cơ sở tôn giáo hoàn tất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả về.
Trong khoảng thời gian không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất), cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo cho cơ sở tôn giáo.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thời gian trả kết quả là không quá 25 ngày.
Trên đây là quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo mà các cơ sở tôn giáo phải đảm bảo thực hiện khi có nhu cầu. Quy trình này giúp đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất; bảo đảm tính ổn định trong vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai của cơ quan Nhà nước.
4. Mẫu đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày….. tháng …..năm ….
ĐƠN XIN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân (1) ………….
1. Người xin chuyển mục đích sử dụng đất (2) ………
2. Địa chỉ/trụ sở chính:……………
3. Địa chỉ liên hệ:…………
4. Địa điểm khu đất:………….
5. Diện tích (m2):………
6. Để sử dụng vào mục đích: (3)…………..
7. Thời hạn sử dụng:……
8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;
Các cam kết khác (nếu có)………..
| Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn ghi thông tin đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất:
(1). Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cụ thể:
– Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi là UBND cấp huyện nơi có đất,
– Tổ chức có yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi là UBND cấp tỉnh nơi có đất.
(2). Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức; ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…); ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/văn bản công nhận tổ chức tôn giáo/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…).
(3). Ghi mục đích sử dụng đất sau khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật đất đai 2013.