Sinh hoạt chi bộ được biết đến là một hoạt động diễn ra hàng tháng. Sinh hoạt chi bộ chính là một trong những hoạt động chủ yếu của chi bộ. Bài viết dưới đây là hướng dẫn cụ thể về nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng, chuyên đề.
Mục lục bài viết
1. Sinh hoạt chi bộ là gì?
Ta hiểu về sinh hoạt chi bộ như sau:
Sinh hoạt chi bộ được biết đến là một trong những hoạt động của tập thể toàn thể của các đảng viên quan trọng, để nhằm mục đích bàn bạc và thảo luận đưa ra quyết định về giải pháp hoặc chủ trương trong xây dựng Đảng nói chung, xây dựng chi bộ nói riêng.
Sinh hoạt chi bộ cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị tại chi bộ dựa trên cơ sở nguyên tắc của tổ chức cùng sinh hoạt của Đảng.
Ý nghĩa của việc sinh hoạt chi bộ là vô cùng quan trọng, sau đây là ý nghĩa của hoạt động sinh hoạt chi bộ:
– Sinh hoạt chi bộ giúp nâng cao về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu trong tổ chức cơ sở Đảng cùng với chất lượng của các cán bộ, Đảng viên
+ Trong một cuộc sinh hoạt chi bộ thì các đảng viên sẽ thường đề cập đến các vấn đề khiếm khuyết, các mặt hạn chế của chính chi bộ, đơn vị, cơ quan đó được làm rõ đối với từng chủ thể là đảng viên.
+ Qua quá trình đó, những tấm gương tích cực sẽ được tuyên dương, khen thưởng thúc đẩy được phát huy. Bên cạnh đó, những đảng viên có những suy thoái về đạo đức, hành vi tiêu cực sẽ bị phê bình và rút kinh nghiệm, khắc phục, hoàn thiện bản thân.
+ Ta nhận thấy rằng, việc sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa quan trọng và đã giúp các Đảng viên có thể thay đổi, hoàn thiện bản thân hơn, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất tốt, vững vàng,.. quyết định vào việc gìn giữ và xây dựng tổ chức của Đảng luôn bền vững, trong sạch.
– Sinh hoạt chi bộ còn giúp nâng cao về nhận thức, tự giác về việc chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định về pháp luật, chính sách cho Đảng viên từ Nhà nước.
+ Các Đảng viên cần thực hiện các chế độ sinh hoạt một cách nghiêm túc theo định kỳ trong Điều lệ của Đảng. Bên cạnh đó thì các chủ thể là những Đảng viên nói riêng và tổ chức Đảng nói chung cần phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật về việc điều hành, quản lý, thực hiện nhiệm vụ về chính trị.
+ Ta thấy rằng, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cũng sẽ luôn gắn với nâng cao nhận thức và ý thức tự chủ động chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước phụ thuộc vào chính điều kiện của chính mình.
+ Thông qua các cuộc sinh hoạt chi bộ cũng chính là hoạt động thúc đẩy, kiểm tra, định hướng về việc hoàn thành nhiệm vụ và chức năng của các chủ thể là những người Đảng viên.
– Sinh hoạt chi bộ hỗ trợ Đảng viên nâng cao ý thức về trách nhiệm, học tập, rèn luyện, tu dưỡng, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình:
+ Đảng ta từ khi ra đời cho đến nay có 5 nguyên tắc về hoạt động, tổ chức gồm: Nguyên tắc kỷ luật tự giác đồng thời nghiêm minh; Nguyên tắc đoàn kết được thống nhất trong Đảng; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc tự phê bình, phê bình; Nguyên tắc tập thể lãnh đạo.
Thông qua 5 nguyên tắc trên để nhằm mục đích có thể xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh. Mỗi Đảng viên cần thực hiện tốt các nguyên tắc thì từ đó tổ chức Đảng mới thực sự bền vững, phát triển.
+ Nâng cao về chất lượng của sinh hoạt chi bộ, theo đó mỗi chủ thể là Đảng viên đều sẽ cần có sự tự ý thức nâng cao về trách nhiệm, rèn luyện, tu dưỡng học tập, giữ tính kỷ luật một cách nghiêm túc.
Trên thực tế thì mỗi Đảng viên đều sẽ có tác động đến vai trò lãnh đạo của chính tổ chức Đảng, tương ững với việc các chủ thể là Đảng viên gương mẫu thì tổ chức Đảng mới vững mạnh, giữ niềm tin đối với nhân dân.
Còn nếu như các chủ thể là những Đảng viên bị tha hóa, biến chất, không có sự gương mẫu trong việc thực hiện các hoạt động và trong công tác của Đảng thì điều đó cũng sẽ làm cho tổ chức Đảng mất dần đi vai trò quan trọng, thông qua đó mà có ảnh hưởng tới niềm tin mà nhân dân đặt vào Đảng và Nhà nước.
2. Sinh hoạt chi bộ hàng tháng:
Công tác chuẩn bị trong sinh hoạt thường kỳ:
Nhằm mục đích để sinh hoạt thường kỳ có thể diễn ra tốt đẹp, Bí thư hoặc Phó Bí thư chi bộ sẽ có trách nhiệm cần phải chuẩn bị nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết (nếu có) hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt thường kỳ; đưa ra các dự kiến nhiệm vụ của tháng tiếp theo; xác định nội dung trọng điểm cần thảo luận, biểu quyết tại chi bộ và một số các nội dung cụ thể khác.
Cùng với đó thì thời gian, địa điểm và những nội dung sinh hoạt chi bộ cũng được thông báo đến Đảng viên cùng cấp ủy viên cấp trên được phân công theo dõi chi bộ.
Trước đó, nếu có điều kiện, chi bộ cũng sẽ có thể gửi trước tài liệu sinh hoạt cho Đảng viên để thực hiện việc nghiên cứu, chuẩn bị.
Các bước sinh hoạt chi bộ:
Sinh hoạt chi bộ được thực hiện theo 03 bước cụ thể sau đây:
– Bước 1: Mở đầu:
Cần phải tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có); cần phải cử thư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ; thông báo số Đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do hoặc không có lý do)…
– Bước 2: Tiến hành sinh hoạt chi bộ:
Bí thư chi bộ sẽ thực hiện báo cáo nội dung sinh hoạt; Đảng viên sẽ cần phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nội dung liên quan; tự phê bình, góp ý, phê bình với Đảng viên trong chi bộ…
Trong đó, sinh hoạt chi bộ gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nội dung về công tác chính trị, tư tưởng: Lựa chọn những nội dung thời sự có ở trong nước, quốc tế; thông báo các chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước cũng như nhiều vấn đề khác mà cần được phổ biến đến chi bộ. Bên cạnh đó đưa ra những đánh giá tình hình tư tưởng của Đảng viên, quần chúng nhằm kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng.
+ Nội dung về thực hiện nhiệm vụ chính trị: Thực hiện việc ffánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên và chỉ ra ưu, nhược điểm cùng nguyên nhân để nhằm mục đích có thểđề ra biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó phải xác định nhiệm vụ của chi bộ trong tháng tiếp theo cũng như phân công nhiệm vụ cho Đảng viên…
Bước 3: Kết thúc:
Bí thư chi bộ sẽ có trách nhiệm phải tổng kết các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt, phân công nhiệm vụ cho mỗi chủ thể là Đảng viên; thông qua nghị quyết hoặc kết luận buổi sinh hoạt; thư ký trình bày biên bản sinh hoạt chi bộ…
3. Sinh hoạt chuyên đề:
Công tác chuẩn bị sinh hoạt chuyên đề:
Việc sinh hoạt chuyên đề sẽ được chi bộ thực hiện hằng năm. Khi sinh hoạt chuyên đề, chi bộ phân công chủ thể là Đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để nhằm mục đích chuẩn bị bằng văn bản. Nếu không có điều kiện chuẩn bị bằng văn bản thì sinh hoạt chuyên đề vẫn phải đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, chủ thể là bí thư sẽ trao đổi về nội dung, mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện chuyên đề với Đảng viên được phân công cụ thể. Sau đó, chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua dự thảo chuyên đề và gửi cho Đảng viên trước khi sinh hoạt chuyên đề diễn ra.
Các bước sinh hoạt chi bộ:
Sinh hoạt chuyên đề cũng như sinh hoạt hàng tháng đều sẽ được thực hiện theo 03 bước cụ thể đó là các bước: Mở đầu, tiến hành sinh hoạt và kết thúc.
Trong đó, bước mở đầu của sinh hoạt chuyên đề cũng sẽ được thực hiện những công việc cụ thể như khi sinh hoạt hàng tháng bao gồm các công việc sau đây: Tuyên bố lý do, cử thư ký ghi biên bản, thông báo tình hình Đảng viên…
Đối với bước tiến hành sinh hoạt, việc sinh hoạt chuyên đề được thực hiện gồm các nội dung sau đây:
– Bí thư chi bộ sẽ có trách nhiệm phải nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.
– Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.
– Các Đảng viên sẽ phát biểu và nêu tác dụng của chuyên đề đối với bản thân; thực hiện trao đổi, đóng góp ý kiến để nhằm mục đích có thể hoàn thiện dự thảo chuyên đề…
– Sau khi Đảng viên đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thì chuyên đề được gửi lại cho Đảng viên trong chi bộ nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Trong đó, ít nhất mỗi quý một lần chi bộ sẽ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm nội dung cụ thể sau đây:
+ Chi bộ sẽ tổ chức sinh hoạt theo nhóm nội dung về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
+ Chi bộ sẽ tổ chức sinh hoạt theo nhóm nội dung về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, Đảng viên.
+ Chi bộ sẽ tổ chức sinh hoạt theo nhóm nội dung về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chi bộ.
+ Chi bộ sẽ tổ chức sinh hoạt theo nhóm nội dung về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị…
Cần lưu ý rằng, việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề sẽ không thể thay thế sinh hoạt chi bộ thường kỳ. Nếu như có khó khăn về thời gian, địa điểm thì các chi bộ cũng có thể kết hợp sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chi bộ thường kỳ nhưng bắt buộc sẽ cần phải thực hiện lần lượt: Sinh hoạt thường kỳ xong mới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại.