Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Pháp luật

Nội dung 27 biểu hiện suy thoái tự diễn biến, tự chuyển hóa

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Với tổng cộng 27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến và chuyển hóa trên bản thân Đảng viên, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc viết bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm. Việc này rất quan trọng để đánh giá chất lượng công tác cũng như kết quả hoạt động của mỗi Đảng viên trong năm vừa qua. Bên cạnh đó, bản kiểm điểm còn là cơ hội để Đảng viên tự đánh giá và đề ra kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai, hướng đến mục tiêu và sứ mệnh của Đảng.

      Mục lục bài viết

      • 1  1. Nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức bằng các biểu hiện cụ thể:
      • 2 2. 27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa:
        • 2.1 2.1. 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị:
        • 2.2 2.2. 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống:
        • 2.3 2.3. 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ:
      • 3 3. Giải pháp phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
      • 4 4. Bốn nhóm giải pháp khắc phục:
        • 4.1 4.1. Nhóm giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình:
        • 4.2 4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách:
        • 4.3 4.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
        • 4.4 4.4. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội:

       1. Nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức bằng các biểu hiện cụ thể:

      SốTTBIỂU HIỆNLIÊN HỆ
      Có biểu hiệnKhông có biểu hiện
      I

      BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

        
      1Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.  
      2Hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.  
      3Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng.  
      4Không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.  
      5Phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.  
      6Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị.  
      7Lười học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.  
      8Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng.  
      9Sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác.  
      10Né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm.  
      11Trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả.  
      12Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.  
      13Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm.  
      14Khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật.  
      15Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.  
      16Lợi dụng tự phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.  
      17Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.  
      18Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít, nói một đằng, làm một nẻo.  
      19Nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác.  
      20Nói và làm không nhất quán khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.  
      21Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình.  
      22Không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.  
      23Tham vọng chức quyền.  
      24Không chấp hành sự phân công của tổ chức.  
      25Kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó.  
      26Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn.  
      27Tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.  
      28Có “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình.  
      29Bổ nhiệm người thân, người quen dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.  
      II

      BIỂU HIỆN VỀ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

        
      30Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.  
      31Ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.  
      32Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ.  
      33Đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức.  
      34Cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền.  
      35Độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.  
      36Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.  
      37Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi.  
      38Thích được đề cao, ca ngợi.  
      39“Chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”,”chạy danh hiệu”.  
      40Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở.  
      41Thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình.  
      42Thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.  
      43Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên…  
      44Đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả.  
      45Mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định.  
      46Chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc.  
      47Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực.  
      48Phí phạm thời gian lao động.  
      49Tham ô, tham nhũng.  
      50Lợi dụng chức vụ quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi.  
      51Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.  
      52Thao túng trong công tác cán bộ.  
      53Chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội…  
      54Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân.  
      55Để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.  
      56Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan.  
      57Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp.  
      58Sa vào các tệ nạn xã hội.  
      59Vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.  
      III

      BIỂU HIỆN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ

        
      60Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.  
      61Đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.  
      62Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.  
      63Đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”.  
      64Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.  
      65Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.  
      66Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước.  
      67Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.  
      68Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ.  
      69Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.  
      70Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” quân đội và công an.  
      71Xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.  
      72Chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.  
      73Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập.  
      74Vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.  
      75Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.  
      76Thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.  
      77Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học – nghệ thuật.  
      78Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng.  
      79Cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội.  
      80Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.  
      81Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan.  
      82Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.  

      2. 27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa:

      2.1. 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị:

      (1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; giảm sút niềm tin vào độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Marx – Lenin.

      (2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc.

      (3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

      (4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu; thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái.

      (5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.

      Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo.

      (7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.

      (8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn.

      (9) Vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.

      2.2. 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống:

      (1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng, không quan tâm đến lợi ích tập thể.

      (2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; độc đoán, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

      (3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

      (4) Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích.

      (5) Quan liêu, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

      (6) Thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên…; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện.

      (7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi.

      (8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

      (9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

      2.3. 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ:

      (1) Phản bác tư tưởng Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên tắc tổ chức của Đảng, đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.

      (2) Phản bác nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

      (3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

      (4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

      (5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hoá” quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.

      (6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.

      (7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.

      (8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ suý cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.

      (9) Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.

      3. Giải pháp phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

      Một là, Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên. Nội dung giáo dục phải toàn diện, tập trung nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hằng năm, xây dựng kế hoạch giáo dục, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên. Cấp ủy các cấp cần coi trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục; vận dụng sáng tạo lý luận phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, bảo đảm đa dạng, phong phú; gợi mở để cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự kiểm điểm là quan trọng nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên cần tiếp tục quán triệt và đẩy mạnh học tập, làm theo tác phong và phong cách Hồ Chí Minh, thể hiện cụ thể trong công việc hằng ngày, trong quan hệ với nhân dân; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa trong ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Đồng thời, thực hiện nghiêm các tiêu chí về đạo đức, lối sống; kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, giữa sự gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì với duy trì nghiêm nguyên tắc, chế độ quy định, thi hành kỷ luật Đảng.

      Hai là, Các cấp cần tổ chức nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, củng cố đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Tự phê bình và phê bình cũng là biện pháp hữu hiệu nhất để chữa trị các căn bệnh do suy thoái tư tưởng, đạo đức và lối sống gây ra. Các cấp cần nâng cao tính dân chủ, tinh thần thẳng thắn và dũng cảm trong tự phê bình và phê bình, đặc biệt là đối với những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa. Cần khắc phục tình trạng nể nang, né tránh và ngại va chạm, bảo vệ người trung thực và dám đấu tranh. Cấp trên nên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Cần hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ một cách khoa học và phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp và các ngành định kỳ hoặc đột xuất.

      Phải thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và bí thư cấp ủy các cấp. Mọi cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, nói đi đôi với làm và nói và làm đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan và đơn vị từ Trung ương đến cơ sở phải là tấm gương trong rèn luyện đạo đức cách mạng và lối sống giản dị, trong sáng, hết lòng vì Đảng và vì dân, trở thành tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa cho mọi người học tập và noi theo. Tổ chức đảng các cấp phải đặc biệt coi trọng việc kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế và cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức và tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.

      Ba là, Để chống tham nhũng, cấp ủy, tổ chức đảng cần chủ động đưa ra các giải pháp để đẩy lùi tệ quan liêu, lãng phí và kiên quyết phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cần phải chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong nội bộ cấp ủy, tổ chức đảng. Đây là vấn đề sống còn của Đảng, nên cấp ủy các cấp cần thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và đưa ra các biện pháp cụ thể để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Cần phải đánh giá đúng người, đặc biệt là người đứng đầu, chọn cán bộ có đức, có tài và có trách nhiệm. Trong công tác cán bộ, cần có chương trình hành động cụ thể, phù hợp với từng địa phương và đơn vị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu để bảo đảm tính kế thừa và phát triển, chống cục bộ và bè phái.

      Bốn là, Các cấp ủy, tổ chức đảng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật để ngăn chặn sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp Nhà nước và xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật. Đồng thời, phải phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân về việc kiểm tra, giám sát đảng viên và tổ chức đảng trong thực thi nhiệm vụ. Cần nhận thức được tính chất nghiêm trọng và nguy cơ của tình trạng suy thoái trong Đảng, đưa ra quyết tâm chính trị cao và hành động quyết liệt để ngăn ngừa sự suy thoái và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp đảm bảo phẩm chất cách mạng, phục vụ nhân dân, góp phần làm trong sạch nội bộ Đảng và bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

      4. Bốn nhóm giải pháp khắc phục:

      Nghị quyết số 04-NQ/TW yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng với 10 giải pháp cơ bản, đánh giá đúng sự thật và đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Các cấp uỷ, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp với quan điểm “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

      4.1. Nhóm giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình:

      Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong Đảng về việc học tập, nghiên cứu, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận hằng năm.

      Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận mới và khuyến khích phát triển tư duy lý luận phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học.

      Xây dựng và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân.

      Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

      Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh.

      Tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội. Chủ động định hướng, cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất.

      Chủ động chuẩn bị phương án, biện pháp cụ thể để đấu tranh, phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc.

      Hoàn thiện Quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vấn đề để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái.

      Cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu các cấp phải xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo và kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

      Đánh giá, xếp loại tổ chức và cán bộ, đảng viên dựa trên tiêu chí quan trọng như kế hoạch hành động, kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết quả thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tự phê bình và phê bình, sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; hiệu quả đấu tranh, khắc phục suy thoái.

      4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách:

      Các cấp uỷ, tổ chức đảng cần sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cán bộ không đạt yêu cầu, đồng thời phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc. Cần rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

      Các cấp uỷ, tổ chức đảng cần hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xoá bỏ cơ chế “xin – cho”, “duyệt – cấp”; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”; tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.

      Kiên quyết thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền lương. Thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức nhà nước.

      Đẩy mạnh xã hội hoá, tách cung ứng dịch vụ công và quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức.

      Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên; khắc phục ngay tình trạng ăn uống, chè chén, “liên hoan”, “gặp mặt” không lành mạnh, với động cơ không trong sáng; khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ, như: phân công, phân cấp, thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm.

      Hoàn thiện quy định về tổ chức, bộ máy và công tác bảo vệ chính trị nội bộ; bảo đảm sự trong sạch về chính trị trong nội bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược. Chú trọng nắm tình hình và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị. Rà soát, hoàn thiện quy định về quản lý cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, lao động và công tác ở nước ngoài.

      4.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

      Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm các văn bản không đúng, không phù hợp hoặc không nghiêm túc thực hiện các nội dung của Đảng; khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.

      Tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai kết quả để ngăn chặn sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Rà soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm các trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt có nhiều dư luận.

      Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu việc tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của uỷ ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên. Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.

      Tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; xem xét tư cách đảng viên và phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.

      Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật; trước mắt tập trung xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm và công khai kết quả xử lý.

      Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xử lý kịp thời, chính xác và bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng đối với các đảng viên vi phạm; nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; đồng thời, sàng lọc và đưa ngay những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.

      Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định.

      Xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có lời nói và việc làm biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” nghiêm trọng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng phải chịu trách nhiệm nếu không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà chậm xử lý đối với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

      4.4. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội:

      Các cấp uỷ, chính quyền phải thực hiện nghiêm Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW để giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền.

      Tăng cường công tác dân vận, giám sát cán bộ, đảng viên, và giải quyết vấn đề bức xúc của nhân dân.

      Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để bảo đảm mọi chính sách, pháp luật phải theo đúng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

      Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, và có hình thức xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp.

      Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

      Trung ương tin tưởng rằng với truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, ý thức tự giác của từng cán bộ, đảng viên, sự gương mẫu của từng đồng chí Uỷ viên Trung ương và người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp, Đảng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ Nghị quyết và phát triển đất nước, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố
      • Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Ý nghĩa phân cấp?
      • Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Lệ phí trước bạ nhà đất ai trả?
      • Mẫu giấy biên nhận tiền bằng tiếng Anh, song ngữ Anh – Việt
      • Quy trình giám định pháp y tâm thần? Phải giám định ở đâu?
      • Thủ tục cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tin học
      • Hệ thống pháp luật quốc tế là gì? Pháp luật quốc tế bao gồm?
      • Kinh nghiệm quản lý đất đai, bất động sản ở một số nước
      • Mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật
      • Hệ thống pháp luật và hoạt động lập pháp của CHDCND Lào
      • Quân chủ chuyên chế là gì? Chính thể quân chủ chuyên chế?
      • So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước Common law
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • testdemo1
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ