Hiện nay, việc nộp hồ sơ online và đăng ký nhận kết quả đăng ký kinh doanh qua đường bưu điện được áp dụng vì độ tiện dụng của nó. Dưới đây là hướng dẫn nhận kết quả đăng ký kinh doanh qua bưu điện:
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn nhận kết quả đăng ký kinh doanh qua bưu điện:
Hiện nay, việc nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn có cơ chế khác tùy từng địa phương. Ví dụ như:
– Tại Hà Nội: đăng ký nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua đường bưu điện.
Quý khách hàng vào trang Hệ thống tiện ích hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội để điền đầy đủ thông tin gồm:
+ Mã số thông báo/Giấy biên nhận hợp lệ.
+ Thông tin doanh nghiệp gồm tên; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; mã doanh nghiệp.
+ Thông tin người đại diện hoặc được ủy quyền đăng ký nhận chuyển phát gồm: người liên hệ; số di dộng; địa chỉ trả kết quả; địa chỉ e-mail; hình thức nhận; hình thức đăng ký.
+ Địa chỉ của doanh nghiệp đã đăng ký trên hệ thống đăng ký quốc gia.
+ Sau đó điền mã xác thực dịch vụ đăng ký.
– Tại Thành phố Hồ Chí Minh: hiện nay có nhận kết quả qua đường bưu điện. Tuy nhiên, quý khách hàng sẽ nhận được email xác nhận có chứa đường link để đăng ký nhận giấy chứng nhận tại nơi ở.
– Tại các địa phương khác: hiện tùy từng địa phương mới có cơ chế đăng ký nhận qua đường bưu điện.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi đăng ký nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua đường bưu điện như sau:
– Doanh nghiệp phải đăng ký nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua bưu điện trong vòng 25 ngày tính từ ngày nhận được email thông báo hồ sơ được chấp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh qua bưu điện phải trùng khớp với các tài liệu doanh nghiệp đã gửi kèm khi nộp hồ sơ qua Cổng thông Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nếu có sự khác biệt về thành phần hồ sơ so với tài liệu gửi kèm thì hồ sơ sẽ bị coi là không hợp lệ.
2. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua bưu điện được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 26
– Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh ở Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng đường bưu điện.
– Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng.
Do đó, việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hoàn toàn được phép gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các địa bàn đã áp dụng thủ tục đăng ký kinh doanh 100% qua mạng trên trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Dùng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký doanh nghiệp đã được cấp để thực hiện đăng ký kinh doanh hình thức online theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Kê khai đầy đủ thông tin trên các trường thông tin và tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ và nộp lệ phí theo quy định.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Sau khi xem xét xong hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi Giấy biên nhận về. Phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cập nhật, chỉnh sửa thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ nộp đầy đủ và hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Thời gian giải quyết là trong vòng 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ nộp không đầy đủ và hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả:
Thực hiện đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện theo hướng dẫn của Phòng đăng ký kinh doanh tùy vào từng địa bàn.
Trước đây, sau khi Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo chấp thuận thì doanh nghiệp phải một bộ hồ sơ bằng bản giấy lên để nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay thì không cần.
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh online gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tùy vào loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mà hồ sơ đăng ký kinh doanh online sẽ khác nhau. Hồ sơ bao gồm:
(1) Đối với doanh nghiệp tư nhân:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(2) Đối với công ty hợp danh:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao các giấy tờ:
+ Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
(3) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Danh sách thành viên hoặc đối với công ty cổ phần là danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờ:
+ Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông tổ chức đầu tư nước ngoài và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
(4) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bản sao).
– Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty; giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (bản sao).
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (bản sao).
Khi nộp online, các văn bản này phải được scan và đính kèm gửi lên trang, lưu ý văn bản điện tử định dạng “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf”.
4. Những lợi ích khi thực hiện đăng ký kinh doanh và nhận kết quả qua đường bưu điện:
– Việc tổ chức thực hiện tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà sẽ rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Việc công khai các thông tin và thực hiện trên mạng trong thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại nhà cũng làm thông tin được rõ ràng, minh bạch hơn.
– Hạn chế tình trạng thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ.
– Doanh nghiệp không mất thời gian đi nộp cũng như nhận kết quả.
– Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống mạng và nhận kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu điện.
– Thông qua dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà, doanh nghiệp được hướng dẫn chi tiết để soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua hệ thống mạng Internet.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp mới nhất