Trong quá trình tham gia lao động tại công ty, người lao động hoàn toàn có khả năng đối mặt với nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Dưới đây là quy định của pháp luật về việc hướng dẫn lập hồ sơ bồi thường thiệt hại khi tai nạn lao động xảy ra.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn lập hồ sơ bồi thường thiệt hại tai nạn lao động:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động của người lao động. Theo đó, trong quá trình lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Giấy xuất viện được cấp bởi các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, hoặc chích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã hoàn thành hoạt động điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp người lao động điều trị nội trú;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của cơ quan có thẩm quyền đó là hội đồng giám định y khoa;
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, cụ thể là do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ lao động thương binh và xã hội.
Theo đó thì có thể nói, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về việc lập hồ sơ bồi thường thiệt hại tai nạn lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có quy định cụ thể về việc hồ sơ bồi thường và trợ cấp. Cụ thể như sau:
– Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường và trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động trong quá trình bồi thường tai nạn lao động sẽ cần phải có nghĩa vụ lập hồ sơ. Thành phần hồ sơ bồi thường thiệt hại tai nạn lao động cho người lao động sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của các chủ thể có thẩm quyền đó là Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương;
+ Biên bản giám định y khoa được lập phù hợp với quy định của pháp luật, văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động của người lao động, hoặc có thể thay thế bằng biên bản xác định người lao động bị chết do cơ quan pháp y ban hành trong trường hợp người lao động gặp tai nạn lao động và bị chết, hoặc bạn án tuyên bố chết của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án đối với trường hợp người lao động xảy ra tai nạn lao động và bị mất tích;
+ Quyết định bồi thường tai nạn lao động của người sử dụng lao động được lập theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được sử dụng theo mẫu tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH,
+ Văn bản xác định người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi về, đối với trường hợp được quy định cụ thể tại điềm c khoản 5 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015. Văn bản này cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung do pháp luật quy định, nội dung văn bản xác nhận hiện nay đang được sử dụng theo mẫu tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp này sẽ được người sử dụng lao động lập thành 03 bộ. Cụ thể như sau:
+ Người sử dụng lao động sẽ giữ 01 bộ;
+ Người lao động bị tai nạn lao động hoặc người lao động bị bệnh nghề nghiệp, hoặc thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ giữ 01 bộ;
+ 01 bộ sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức có trụ sở chính, trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động của người sử dụng lao động đối với người lao động.
2. Khi nào người lao động nhận được bồi thường thiệt hại tai nạn lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có quy định cụ thể về thời hạn thực hiện bồi thường cho người bị tai nạn lao động. Cụ thể như sau:
– Quyết định bồi thường, quyết định trợ cấp của người sử dụng lao động đối với những người bị tai nạn lao động, đối với những người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật cần phải được hoàn tất trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được biên bản giám định của hội đồng giám định y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với người lao động khi xảy ra vụ việc tai nạn lao động nặng, hoặc được tính kể từ ngày đoàn kiểm tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc đoàn kiểm tra tai nạn lao động cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố đối với biên bản điều tra vụ việc tai nạn lao động tại các cơ sở khi xảy ra tai nạn lao động chết người;
– Khoản tiền bồi thường, số tiền trợ cấp sẽ cần phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động trong trường hợp người lao động chết. Trong khoảng thời gian 05 ngày được tính kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường.
Theo đó thì có thể nói, tiền bồi thường sẽ cần phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động và đã qua đời trong khoảng thời gian 05 ngày được tính kể từ ngày người sử dụng lao động ban hành quyết định bồi thường.
3. Trường hợp nào bị tai nạn được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về điều kiện để được hưởng chế độ lao động. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động khi người lao động đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Tai nạn lao động thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc, trong giờ làm việc, kể cả khi người lao động đó đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cá nhân, cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà pháp luật về lao động có quy định hoặc nội qui của các cơ sở sản xuất kinh doanh cho phép, trong đó bao gồm thời gian nghỉ giải lao, ăn uống giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt đối với phụ nữ, tắm rửa, cho con bú hoặc đi vệ sinh;
+ Tai nạn lao động xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi người lao động đó thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản hợp pháp có trách nhiệm quản lý lao động trực tiếp;
+ Tai nạn lao động xảy ra trên đường di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động, hoặc từ nơi làm việc và nơi ở, trong thời gian và trong tuyến đường hợp lý.
– Suy giảm khả năng lao động với mức độ từ 5 % trở lên xuất phát từ nguyên nhân do bị tai nạn lao động thuộc một trong những trường hợp nêu trên;
– Người lao động sẽ không được hưởng chế độ do quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chi trả nếu họ thuộc một trong những nguyên nhân quy định cụ thể tại Điều 40 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.