Phụ lục bảng kê khai nhà thầu phụ tham gia hợp đồng là một trong những loại văn bản quan trọng để xây dựng và hình thành tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài. Dưới đây là hướng dẫn khai phụ lục bảng kê các nhà thầu phụ mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn khai phụ lục bảng kê các nhà thầu phụ mới nhất:
Phụ lục bảng kê các nhà thầu phụ là giấy tờ thuộc một phần của tài liệu hợp đồng nhà thầu chính, văn bản này được sử dụng để liệt kê danh sách các nhà thầu phụ tham gia vào việc thực hiện dự án, công trình hay hợp đồng nhà thầu chính. Nội dung của Hướng dẫn khai Phụ lục bảng kê các nhà thầu phụ tham gia hợp đồng nhà thầu mới nhất theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
PHỤ LỤC BẢNG KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ THAM GIA HỢP ĐỒNG NHÀ THẦU
Kỳ tính thuế: Quyết toán hợp đồng số … ngày … tháng … năm …
Bên Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thay: …
Mã số thuế nộp thay của Bên Việt Nam: …
STT | Tên nhà thầu phụ | Mã số thuế của nhà thầu phụ tại Việt Nam (nếu có) | Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng | Loại hàng hóa, dịch vụ | Địa điểm thực hiện | Thời hạn hợp đồng | Giá trị của hợp đồng | Doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng | |
Tên Nhà thầu nước ngoài | Mã số thuế của Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam (nếu có) | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: … Chứng chỉ hành nghề số: … | …, ngày … tháng … năm … NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử) |
Hướng dẫn soạn Phụ lục bảng kê các nhà thầu phụ như sau:
– Tại cột 1 “STT”, cần phải ghi số thứ tự tương ứng với từng nhà thầu phụ mang quốc tịch Việt Nam hoặc các chủ thể là nhà thầu phụ nước ngoài tham gia hợp đồng nhà thầu;
– Tại cột 2 “tên nhà thầu phụ Việt Nam”, cần phải ghi thông tin về người nộp thuế ghi tên từng Nhà thầu phụ mang quốc tịch của Việt Nam hoặc từng nhà thầu phụ nước ngoài tham gia hợp đồng nhà thầu;
– Tại cột 3 “mã số thuế”, cần phải ghi đầy đủ thông tin của mã số thuế của từng nhà thầu phụ Việt Nam hoặc nhà thầu phụ nước ngoài;
– Tại cột 4 “nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng (tên, mã số thuế)”, cần phải ghi đầy đủ thông tin của tên, phải ghi mã số thuế của nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần việc theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng;
– Tại cột 5 “hợp đồng số, ngày”, cần phải ghi số liệu ghi vào cột này là số hợp đồng, đầy đủ thông tin của ngày ký hợp đồng giữa nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài;
– Tại cột 6 “nội dung hợp đồng”, cần phải ghi các chỉ tiêu về nội dung, và chỉ tiêu này phản ánh nội dung công việc mà nhà thầu phụ Việt Nam hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo thỏa thuận được ghi trong hợp đồng giữa nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ Việt Nam hoặc nhà thầu phụ nước ngoài;
– Tại cột 7 “địa điểm thực hiện”, cần phải khai địa phương hoặc thực hiện thủ tục khai tại nơi diễn ra các hoạt động của nhà thầu phụ Việt Nam hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện những phần việc được ghi trong hợp đồng giữa nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ Việt Nam hoặc nhà thầu phụ nước ngoài;
– Tại cột 8 “thời hạn hợp đồng”, cần phải ghi đầy đủ thông tin của ngày tháng thực tế từ khi ký kết hợp đồng đến khi kết thúc phần việc của nhà thầu phụ Việt Nam hoặc nhà thầu phụ nước ngoài theo hợp đồng;
– Tại cột 9a “giá trị hợp đồng nguyên tệ”, cần phải ghi số liệu ghi tại chỉ tiêu này là giá trị hợp đồng được tính bằng ngoại tệ đã được thỏa thuận và ghi trên hợp đồng;
– Tại cột 9b “giá trị tiền Việt Nam quy đổi”, cần phải ghi số liệu ghi tại chỉ tiêu này là số tiền đồng Việt Nam được quy đổi từ ngoại tệ tại cột 9a theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do cơ quan có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố;
– Tại cột 10a “giá trị nguyên tệ”, cần phải ghi số liệu ghi tại chỉ tiêu này là giá trị được tính bằng ngoại tệ đã được thỏa thuận và ghi trên hợp đồng giữa Nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài;
– Tại cột 10b “giá trị tiền Việt Nam qui đổi”, số liệu ghi tại chỉ tiêu này là số tiền đồng Việt Nam được quy đổi từ ngoại tệ tại cột 10a theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do cơ quan có thẩm quyền đó là ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
2. Cần phải quản lý các nhà thầu phụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 4 của Văn bản hợp nhất
– Nhà thầu chính sách được thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ được liệt kê tại hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng các nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi nghĩa vụ của các nhà thầu chính. Đồng thời, các nhà thầu chính sẽ phải chịu nghĩa vụ về khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện công việc và các trách nhiệm khác trong công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
– Nhà thầu chính sẽ không được sử dụng các nhà thầu phụ để phục vụ cho công việc khác ngoài công việc đã được liệt kê trong hồ sơ dự thầu;
– Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu đã được nêu trong hồ sơ dự thầu sẽ chỉ được thực hiện khi các chủ đầu tư chấp nhận bằng văn bản;
– Nhà thầu chính sẽ phải chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ đáp ứng đầy đủ năng lực và đắp ứng đầy đủ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công việc được giao;
– Nhà thầu chính sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán, đảm bảo tiến độ cho nhà thầu phụ theo thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.
3. Quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật Đấu thầu năm 2022 được quy định như sau:
– Có đăng ký thành lập, đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu và các nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
– Hạch toán tài chính độc lập;
– Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ nần đã không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đảm bảo cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham gia dự thầu;
– Có tên trong danh sách ngắn đối với các trường hợp đã lựa chọn được danh sách;
– Phải liên doanh với các nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài trong quá trình tham dự đấu thầu quốc tế trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoại trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ tiềm năng và không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu đó.
Bên cạnh đó, nhà thầu và nhà đầu tư là cá nhân sẽ có tư cách hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
– Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật;
– Tiến hành hoạt động đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
– Không đang trong quá trình bị cấm tham dự đấu thầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2022 Luật Đấu thầu;
– Văn bản hợp nhất 2187/VBHN-BKHĐT năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành hợp nhất Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của