Theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc đăng ký đất đai là hoạt động bắt buộc đối với người sử dụng đất. Dưới đây là hướng dẫn về hồ sơ và thủ tục đăng ký đất đai lần đầu mới nhất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Thành phần hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu:
Nhìn chung thì thành phần đăng ký đất đai lần đầu sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
– Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó;
– Các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, các loại tài liệu, chứng từ và các loại giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (bản sao, nếu có);
– Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc
Ngoài ra, cần phải lưu ý số lượng hồ sơ cần phải chuẩn bị trong trường hợp này là 01 bộ.
2. Trình tự và thủ tục đăng ký đất đai lần đầu:
Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu nhìn trông sẽ cần phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo như phân tích ở trên để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau. Các chủ thể có thể nộp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Trong trường hợp này theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động xem xét và thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ thì trong khoảng thời gian tối đa là 03 ngày làm việc thì cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ cần phải tiến hành hoạt động thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ và hoàn chỉnh hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Sau khi xác nhận hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ, hoặc các chủ thể đã tiến hành hoạt động bổ sung hồ sơ theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho các chủ thể có nhu cầu, sau đó trao phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp các chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân hoặc cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì khi đó cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải tiến hành hoạt động chuyển hồ sơ đó đến văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện để xử lý theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện sẽ cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính và cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trả kết quả cho các chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để nhà nước quản lý.
3. Quy định về thời hạn đăng ký đất đai lần đầu:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì các chủ thể cần phải tuân thủ quy định về thời hạn đăng ký đất đai lần đầu. Đối với các trường hợp sau thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
– Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
– Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
– Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
Bên cạnh đó, đối với trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
4. Quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Nhìn chung thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những đối tượng sau:
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ngoài ra thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những đối tượng sau:
– Hộ gia đình, cá nhân;
– Cộng đồng dân cư;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–