Tranh chấp lối đi là sự kiện pháp lý diễn ra khá phổ biến trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai. Dưới đây là bài viết hướng dẫn giải quyết tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ trong thực tế:
Đất đai là một trong những lĩnh vực phổ biến, có giá trị quan trọng với quyền và lợi ích của người dân; gắn chặt với thực tiễn đời sống của mỗi cá nhân.
Trong quá trình sử dụng và quản lý đất đai, có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra, một trong số đó là tranh chấp về lối đi.
Tranh chấp về lối đi được hiểu là tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình với nhau trong việc sử dụng, quản lý lối đi, hay xác định quyền sử dụng hợp pháp với lối đi. Xét về cơ bản, lối đi là phần đất phục vụ cho hoạt động di chuyển, đi lại của người dân; nó gắn liền với phần diện tích sử dụng đất được Nhà nước cấp. Song trong thực tế, có rất nhiều trường hợp lối đi đó không có trong sổ đỏ, và khi phát sinh ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau sẽ rất khó giải quyết.
Một số trường hợp tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ trong thực tế là:
+ Tranh chấp về quyền mở lối đi qua: Theo đó, các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất có mong muốn được mở lối đi qua, nhưng người sử dụng đất liền kề không đồng ý. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sử dụng đất, cũng như thực tiễn sử dụng đất đai của người dân. Mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, quyền được mở lối đi qua là quyền của các cá nhân, hộ gia đình trong quá trình sử dụng đất. Vậy nên, khi người sử dụng đất liền kề không tạo điều kiện mở lối đi qua, các cá nhân, hộ gia đình khác sẽ tiến hành khởi kiện đề yêu cầu giải quyết tranh chấp về lối đi.
+ Tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề. Đây là trường hợp tranh chấp lối đi diễn ra phổ biến nhất. Đặc biệt là tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ. Cụ thể, người sử dụng đất liền kề có hành vi lấn chiếm lối đi chung làm phần đất riêng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Lúc này, các cá nhân, hộ gia đình có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng sẽ phát sinh tranh chấp với bên tranh chấp. Lúc này, các bên sẽ hướng đến việc khởi kiện để nhờ bên thứ ba can thiệp và giải quyết.
Trên đây là các trường hợp tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ trong thực tiễn. Đối với các trường hợp tranh chấp này, luôn cần đến sự can thiệp giải quyết của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân sử dụng đất.
2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về lối đi không có Sổ đỏ:
2.1. Hướng giải quyết tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ đối với trường hợp tranh chấp do người sử dụng đất liền kề không mở lối đi qua:
– Đối với trường hợp người sử dụng đất liền kề không cho mở lối đi qua (mà không có sổ đỏ), cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất có thể hướng đến việc khởi kiện ra Tòa.
– Xét theo quy định của pháp luật, người dân được yêu cầu hộ sử dụng đất liền kề mở lối đi qua để phục vụ cho hoạt động đi lại, di chuyển. Vậy nên, khi không được tạo điều kiện mở lối đi qua, người sử dụng đất sẽ khởi kiện lên Tòa. Lúc này, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế về lối đi. Từ đó đưa ra kết luận xem có được quyền mở lối đi qua hay không.
– Trình tự giải quyết tranh chấp bằng khởi kiện ra Tòa sẽ diễn ra theo các trình tự, thủ tục cụ thể sau đây:
+ Bước 1: Nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp.
+ Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp về quyền mở lối đi qua.
+ Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
+ Bước 4: Xét xử sơ thẩm.
Trong trường hợp người dân không đồng ý với kết luận của của bản án sơ thẩm, trong thời gian không quá 15 ngày (kể từ ngày bản án sơ thẩm có hiệu lực), họ có thể thực hiện kháng cáo lên tòa phúc thẩm.
2.2. Hướng giải quyết tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ đối với trường hợp tranh chấp do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề:
– Đối với trường hợp này, khi tranh chấp do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề mà không có sổ đỏ, người dân có thể tiến hành khiếu nại lên Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi có miếng đất để được hòa giải. Lúc này, Ủy ban nhân dân xã, phường sẽ xem xét, dựa vào hồ sơ địa chính xã, sổ mục kê để xác định phần diện tích cụ thể của mỗi bên. Từ đó đưa ra kết luận xem một trong hai bên có lấn chiếm lối đi chung hay không. Sau khi có kết luận, Ủy ban nhân dân xã, phường sẽ chịu trách nhiệm hòa giải cho các bên dựa trên những cơ sở, thông tin về lối đi chung đã xác minh.
– Trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã, phường đã tiến hành hòa giải, nhưng các bên vẫn phát sinh mâu thuẫn không thể giải quyết, thì người dân (chủ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động tranh chấp) có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa để được giải quyết. Lúc này, khi có đầy đủ bằng chứng nộp lên (trong hồ sơ), Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án.
Một điểm cần lưu ý rằng, đối với trường hợp giải quyết tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề, hòa giải tại xã, phường là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, khi không có sổ đỏ, việc giải quyết tranh chấp về lối đi sẽ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn có cách thức xử lý và giải quyết. Bạn đọc có thể dựa vào nội dung phân tích nêu trên để đưa ra phương hướng giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất đối với các tình huống phát sinh trong thực tiễn.
3. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….,ngày…..tháng…..năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v yêu cầu giải quyết tranh chấp lối đi chung)
Kính gửi: UBND xã (phường, thị trấn)……………
Chúng tôi gồm những ông bà có tên sau đây:
1.Ông (bà): ……
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: …Ngày cấp: ../../…. Nơi cấp:…
Số điện thoại:………
Địa chỉ thường trú:…………
2.Ông (bà): ……
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: …Ngày cấp: ../../…. Nơi cấp:…
Số điện thoại:………
Địa chỉ thường trú:…………
Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà):…. Địa chỉ:……
Nội dung vụ việc như sau:
Gia đình tôi có thửa đất tại thôn……..xã……..được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày tháng năm tờ bản đồ số………tại thửa………… diện tích………….
Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm………đến nay.
Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài … m, rộng … m, cao … m tại địa chỉ: …
1. Lối đi chung được hình thành từ phần đất của những người sau đây:
Ông/bà …,diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ………
Ông/bà ……, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ……….
Ông/bà …diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ……….
Ranh giới của lối đi chung:
Phía Bắc giáp thửa đất:……
Phía Nam giáp thửa đất:……
Phía Đông giáp thửa đất:……
Phía Tây giáp thửa đất:……
2. Diện tích lối đi chung thuộc quyền sở hữu của:……
3.Mức đền bù cho chủ sở hữu khi mở lối đi chung: ……….
4. Chuyển quyền sử dụng lối đi chung khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất:….
5. Quyền và nghĩa vụ của các hộ đối với lối đi chung:……………
6. Thời hạn sử dụng lối đi chung:………
Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp về lối đi chung nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã…. tổ chức hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa gia đình tôi với gia đình ông/ bà…trú tại….để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.
Cụ thể:
– Yêu cầu UBND xã tiến hành đo đạc lại ranh giới thửa đất để xác định phần đất của các bên.
– Xác lập lối đi chung thuận tiện và có mức đền bù thỏa đáng với các hộ gia đình có tranh chấp nêu trên.
Kính mong quý cơ quan sớm xem xét giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu gửi kèm: – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – …… | NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký và ghi rõ họ tên)
|
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;