Trong bối cảnh ngành công nghiệp mỹ phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng không ngừng gia tăng, vấn đề an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm trở nên vô cùng quan trọng. Vậy, đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN:
Việc xác định và công bố tính năng của sản phẩm (Product claim) là một phần không thể thiếu trong quá trình đánh giá xem sản phẩm có thuộc loại mỹ phẩm hay không. Để quyết định một sản phẩm có phải là mỹ phẩm, cần dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tính năng sản phẩm (Claim) là yếu tố then chốt.
Hướng dẫn này cung cấp một quy trình đơn giản gồm 5 bước giúp xác định và công bố tính năng sản phẩm có phù hợp cho mỹ phẩm hay không. Hướng dẫn cũng nêu ra một số ví dụ về các công bố tính năng không được chấp nhận cho mỹ phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng danh sách trong hướng dẫn này không phải là danh sách đầy đủ và quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Cơ quan quản lý.
QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH SẢN PHẨM LÀ MỸ PHẨM VÀ CÔNG BỐ TÍNH NĂNG SẢN PHẨM MỸ PHẨM ĐƯỢC PHÉP
-
THÀNH PHẦN CẤU TẠO SẢN PHẨM MỸ PHẨM
+ Sản phẩm chỉ bao gồm các thành phần tuân thủ theo quy định của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN và không chứa các chất nằm trong danh sách cấm của Hiệp định này.
-
VỊ TRÍ SỬ DỤNG CỦA SẢN PHẨM MỸ PHẨM
+ Mỹ phẩm chỉ được sử dụng ngoài da và tiếp xúc với các phần cơ thể như biểu bì, tóc, móng, môi và cơ quan sinh dục ngoài, hoặc răng và niêm mạc miệng. Sản phẩm uống, tiêm, hoặc tiếp xúc với các phần khác như niêm mạc mũi hoặc cơ quan sinh dục trong không được coi là mỹ phẩm.
-
CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA SẢN PHẨM MỸ PHẨM
+ Mỹ phẩm được sử dụng để làm sạch, làm thơm, thay đổi vẻ bề ngoài, điều chỉnh mùi cơ thể, hoặc bảo vệ và duy trì các bộ phận cơ thể trong điều kiện tốt. Sản phẩm có thể có các công dụng phụ ngoài phạm vi này.
-
CÁCH THỂ HIỆN CỦA SẢN PHẨM MỸ PHẨM
Mỹ phẩm không được quảng bá như một sản phẩm chữa bệnh hoặc phòng bệnh. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
+ Lời giới thiệu tính năng và quảng cáo sản phẩm, ngữ cảnh.
+ Bao bì, nhãn mác và nhãn phụ (bao gồm cả hình ảnh minh họa).
+ Tài liệu khuyến mãi, giấy chứng nhận, hoặc tài liệu do các bên gia công phát hành thay cho nhà cung cấp.
-
NHỮNG ẢNH HƯỞNG SINH LÝ HỌC CỦA SẢN PHẨM
-
Tất cả các sản phẩm ảnh hưởng đến chức năng cơ thể đều tác động đến quá trình trao đổi chất. Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/ hiệu quả không vĩnh viễn và cần sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả này.
+ Các tính năng phù hợp với danh mục sản phẩm mỹ phẩm theo Phụ lục I của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN đương nhiên được coi là mỹ phẩm. Một số ví dụ về tính năng không được chấp nhận cho mỹ phẩm theo từng loại sản phẩm được nêu rõ trong tài liệu này (danh mục không đầy đủ) như sau:
LOẠI SẢN PHẨM | CÂU GIỚI THIỆU TÍNH NĂNG SẢN PHẨM KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN |
Chăm sóc tóc |
|
Sản phẩm làm rụng lông |
|
Sản phẩm dùng cho móng |
|
Sản phẩm chăm sóc da |
|
Sản phẩm vệ sinh và chăm sóc răng miệng |
|
Sản phẩm ngăn mùi |
|
Nước hoa/ Chất thơm |
|
-
Những tính năng này có thể được diễn đạt một cách nhẹ nhàng hơn để mang tính mỹ phẩm. Ví dụ, thay vì sử dụng cụm từ “loại bỏ hoàn toàn dầu cho da”, ta có thể điều chỉnh thành:
-
Giúp giảm dầu trên da
-
Giảm bóng cho da dầu
-
Phù hợp cho da dầu
-
Làm cho da bạn cảm thấy ít nhờn hơn
2. Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm:
Theo Điều 13 Thông tư
-
Các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình không gây hại cho sức khỏe con người khi sử dụng trong các điều kiện bình thường hoặc các điều kiện sử dụng theo hướng dẫn. Sản phẩm phải phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo đặc biệt, cũng như các thông tin khác do nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp.
-
Nhà sản xuất và chủ sở hữu sản phẩm phải thực hiện đánh giá tính an toàn cho mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn về kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải tuân thủ các yêu cầu của ASEAN được quy định tại Phụ lục số 06-MP. Thành phần công thức mỹ phẩm phải đáp ứng theo các Phụ lục mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
3. Quy định về thành phần chất cấm, giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức mỹ phẩm:
Theo Điều 14 Thông tư
(i) Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm, được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II) cùng với điều kiện đi kèm.
(ii) Các thành phần được liệt kê trong phần thứ nhất của Phụ lục III (Annex III), nếu vượt quá giới hạn nồng độ hoặc không tuân thủ điều kiện cho phép.
(iii) Các chất màu không nằm trong danh sách của Phụ lục IV (Annex IV), phần 1, trừ trường hợp các mỹ phẩm chứa các chất màu với mục đích duy nhất để nhuộm tóc.
(iv) Các chất màu trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1, nếu sử dụng ngoài các điều kiện đã quy định.
(v) Các chất bảo quản không có trong danh mục của Phụ lục VI (Annex VI), phần 1.
(vi) Các chất bảo quản trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1, nếu vượt quá giới hạn hàm lượng hoặc không tuân thủ điều kiện cho phép, trừ khi sử dụng cho mục đích đặc biệt không liên quan đến công dụng là chất bảo quản.
(vii) Các chất lọc tia tử ngoại không có trong danh mục của Phụ lục VII (Annex VII), phần 1.
(viii) Các chất lọc tia tử ngoại trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1, nếu vượt quá giới hạn hoặc không tuân thủ điều kiện cho phép.
Nếu các chất trong Phụ lục II (Annex II) xuất hiện với hàm lượng vết vẫn được chấp nhận nếu vì lý do kỹ thuật không thể tránh được trong “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” và vẫn đảm bảo yêu cầu về độ an toàn của mỹ phẩm như quy định tại Mục 1 nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
-
Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm;
-
Hiệp định về hệ thống hoà hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm.
THAM KHẢO THÊM: