Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài? Đăng ký khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài cần phải lưu ý những vấn đề gì? Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài? Thủ tục làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài?
Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều có quyền được đăng ký khai sinh và cha mẹ có trách nhiệm làm thủ tục khai sinh cho tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cha mẹ khai sinh cho con không đúng thời hạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, ngoài điều chỉnh các thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em Việt Nam trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì
Mục lục bài viết
1. Khái quát về vấn đề khai sinh cho con:
Về Trách nhiệm đăng ký khai sinh căn cứ Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thời gian đăng ký khai sinh cho con như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Dẫn chiếu quy định nêu trên thì trong vòng 60 ngày kể từ thời điểm sinh con bạn hoặc cha của cháu bé có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho con.Trường hợp không kịp đăng kí đúng hạn thì người có trách nhiệm đăng kí khai sinh cho con sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; được sửa đổi bởi
Như vậy không thực hiện việc đăng ký khai sinh đúng thời hạn quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 27
Đối với trường hợp khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp như sau:
– Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam;
– Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
2. Thủ tục khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài:
Theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài thì cha mẹ sẽ thực hiện các bước cụ thể như sau:
Bước 1. Cha mẹ hoặc người thân của đứa trẻ khi đi làm thủ tục khai sinh của con hoặc cháu mình cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Làm tờ khai sinh theo mẫu tại nơi đăng ký khai sinh sẽ có mẫu làm theo;
+ Giấy chứng sinh của cơ sở y tế mà đứa trẻ được sinh ra. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
+ Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
+Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì ngoài các giấy tờ trên, người đăng ký khai sinh chuẩn bị thêm:
– Xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có);
–
– Sổ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân
của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
Bước 2: Nộp giấy tờ đăng ký khai sinh
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
* Trường hợp nộp trực tiếp:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ những loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký và ghi rõ họ, tên người tiếp nhận hồ sơ;
+ Trong trường hợp hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký và ghi rõ họ tên.
* Trường hợp nộp qua bưu chính:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
– Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Bước 3: Xử lý hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh; công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh và cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.
– Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân (đối với các địa phương đã triển khai cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh).
Trong trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện đồng ý giải quyết đăng ký Giấy Khai sinh thì cán bộ Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký vào bản chính Giấy khai sinh.
3. Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài:
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút) như sau:
– Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ đối với trường hợp trẻ em sinh ra ở Việt Nam;
– Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi cư trú của trẻ em trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú ở Việt Nam.