Hướng dẫn chi tiết cách thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ nhà đất. Trình tự thủ tục bổ sung thêm tên vợ chồng trên Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất.
Thực tế nhiều trường hợp tài sản quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên một người là vợ hoặc chồng dẫn đến nhiều tranh chấp trong trường hợp khi ly hôn.
Hiện nay, dựa trên tình hình thực tế trên, pháp luật về đất đai cho phép thêm tên của vợ hoặc chồng vào sổ đỏ nhà đất nếu đó là tài sản chung hoặc theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thêm tên vào sổ đỏ như sau:
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
Theo đó, điều kiện để có thể thực hiện được thủ này phải đáp ứng những tiêu chí sau:
Quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả hai vợ chồng nhưng giấy chứng nhận chỉ có tên một người
Những trường hợp quyền sử dụng đất được coi là tài sản chung của vợ chồng được quy định trong pháp
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Có yêu cầu cấp đổi để ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận
Khi có nhu cầu thì vợ chồng cần phải có đơn đề nghị được thể hiện bằng văn bản theo quy định pháp luật, gửi đến cơ quan nhà nước thẩm quyền cùng hồ sơ.
Như vậy khi đáp ứng đủ hai điều kiện: Một là, quyền sử dụng đất đang xét là tài sản chung của cả hai vợ chồng; Hai là, nếu có yêu cầu thì cần phải gửi đơn đề nghị bằng văn bản cùng hồ sơ kèm theo quy định pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ:
Theo Điều 76,
Theo Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì Anh/Chị nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Mẫu số 10/ĐK;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Chứng minh nhân dân của hai vợ chồng Anh/Chị (bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu hiện tại của vợ chồng Anh/Chị (bản sao có chứng thực);
Cụ thể, trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Theo đó bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Chứng minh nhân dân của vợ chồng (bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu hiện tại của vợ chồng (bản sao có chứng thực);
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất
- Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND cấp tỉnh nơi có đất
- Trường hợp nơi chưa có bộ phận một cửa thì hồ sơ được nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi sổ đỏ; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bước 4: Nhận kết quả
- Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Thời hạn thực hiện do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.
3. Thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ có tốn tiền không?
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại b3, điểm b, khoản 2, Điều 3, Thông tư 02/2014/TT-BTC mức thu tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu phù hợp, đảm bảo nguyên tắc mức thu tối đa áp dụng theo Thông tư 02/2014/TT-BTC là;
- Tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; 50.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
- Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất), thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy đối với cấp mới; 20.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung.
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, phí thẩm cấp quyền sử dụng đất theo quy định tại a6, a7, điểm a, khoản 2, Điều 3, Thông tư 02/2014/TT-BTC…
4. Phân biệt giữa sổ đỏ cấp cho hộ gia đình và sổ mang tên cá nhân:
Giấy chứng nhận bất động sản gồm các tên gọi khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… được cấp qua các thời kỳ (thường gọi là sổ đỏ, sổ hồng) ghi tên cá nhân hay hộ gia đình là để phân biệt hình thức sở hữu.
- Trường hợp ghi tên cá nhân
Ghi đích danh tên của một hoặc nhiều người, thì chỉ người (những người) có tên trên giấy chứng nhận mới là chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản được chứng nhận, trừ trường hợp tài sản được xác định là tài sản chung vợ chồng theo
- Trường hợp giấy chứng nhận ghi tên hộ gia đình
Đối với giấy chứng nhận ghi tên hộ gia đình thì người đứng tên trên giấy chỉ là người đại diện của hộ gia đình (thường là chủ hộ). Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản được ghi trên giấy chứng nhận thuộc về tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình mà không phân biệt đã thành niên hay chưa thành niên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hộ gia đình chỉ có một người nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức hộ gia đình. Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình thường được cấp ở khu vực nông thôn.
Như vậy, tùy loại hình thức của giấy chứng nhận được cấp, có thể người đại diện của chủ hộ là người đại diện đứng tên trên sổ đỏ, thì khi đó vẫn được coi tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng có quyền đối với quyền sử dụng đất. Do đó, người có nhu cầu thực hiện thủ tục thêm tên vào sổ đỏ phải xác định cụ thể loại giấy chứng nhận của mình đã được cấp là loại nào, tài sản quyền sử dụng đất có phải là tài sản chung hay không trước khi thực hiện.