Công chức hành chính được xem là hạt nhân của nền công vụ và cũng là nhân tố để đảm bảo cho nền công vụ được thực hiện một cách hiệu quả. Vì thế một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là chế độ về lương cho công chức hành chính. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách xếp lương công chức hành chính mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Công chức hành chính được hiểu như thế nào?
Một nền hành chính sẽ không thể vận hành hay đi vào hoạt động nếu thiếu một trong các yếu tố: hệ thống thể chế hành chính, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính, đội ngũ công chức hành chính, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật. Trong đó có thể nói yếu tố con người – đội ngũ công chức hành chính luôn là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất. Nói cách khác thì pháp luật sẽ không được thực thi và áp dụng vào đời sống nếu thiếu vắng nguồn nhân lực đứng ra để tạo dựng cơ chế và cách thức thực hiện nó. Đây chính là nhiệm vụ và vai trò quan trọng của đội ngũ công chức. Đội ngũ công chức là những người có vị trí trong hệ thống cơ quan nhà nước, có chức năng thực thi pháp luật và thực thi công vụ nhằm phục vụ lợi ích chung cho toàn thể xã hội. Công chức được coi là hạt nhân cơ bản của nền công vụ, là chủ thể thực sự tiến hành các công vụ cụ thể và cũng chính là yếu tố đảm bảo cho nền công vụ hoạt động và vận hành một cách có hiệu quả. Ở nước ta thì khái niệm công chức đã xuất hiện từ lâu và đến nay đang ngày càng được hoàn thiện. Vì thế có thể đưa ra khái niệm về công chức hành chính như sau: công chức hành chính nhà nước là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ và chức danh trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương bao gồm các cơ quan thuộc chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó thì để được công nhận là một công chức hành chính nhà nước, được đứng trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, người ta phải vượt qua một kỳ thi tuyển công chức do các cơ quan có thẩm quyền đứng ra tổ chức. Một kỳ thi tuyển công chức sẽ có các môn thi vào các thí sinh phải thi tuyển theo phương thức cạnh tranh, người có điểm số cao hơn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển vào làm ở vị trí tốt. Một kỳ thi được đánh giá là thành công hay không phụ thuộc bao nhiêu yếu tố khác nhau. Hiện nay thì thi tuyển là hình thức phổ biến của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, mỗi quốc gia có các tổ chức và tuyển dụng riêng nhưng mục đích cuối cùng là để tìm ra những con người đủ đức và đủ tài để phục vụ cho đất nước cũng như chăm lo cho nền hành chính quốc gia. Vì thế thi tuyển công chức hành chính nhà nước là một hoạt động diễn ra thường xuyên theo quy định của pháp luật, là việc lựa chọn một số người đã đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực và phẩm chất vào những vị trí nhất định trong bộ máy hành chính thông qua các bài thi do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức.
2. Hướng dẫn cách xếp lương công chức hành chính mới nhất:
Theo quy định tại Điều 14 thông tư 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư (sau đó được sửa đổi bổ sung tại thông tư 06/2022/TT-BNV sửa đổi Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức hành chính và công chức chuyên ngành văn thư), thì cách xếp lương dành cho các ngạch công chức chuyên ngành hành chính cụ thể như sau:
– Đối với ngạch của công chức hành chính là chuyên viên cao cấp (tức mang mã số 01.001): thì loại này sẽ được áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (tức là mã số A3.1), có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0 (tương đương với mức lương từ 9,238 đến 11,92 triệu đồng/tháng);
– Đối với ngạch của công chức hành chính là chuyên viên chính (tức mang mã số 01.002): thì loại này sẽ được áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (tức là mã số A2.1), có hệ số lương 4,4 đến 6,78 (tương đương với mức lương từ 6,556 đến 10,102 triệu đồng/tháng);
– Đối với ngạch của công chức hành chính là chuyên viên (tức mang mã số 01.003): thì loại này sẽ được áp dụng bảng lương công chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (tương đương mức lương từ 3,486 đến 7,42 triệu đồng/tháng);
– Đối với ngạch của công chức hành chính là cán sự (tức mang mã số 01.004): thì loại này sẽ được áp dụng bảng lương công chức loại A0, có hệ số lương 2,1 đến 4,89 (tương đương mức lương từ 3,129 đến 7,286 triệu đồng/tháng);
– Đối với ngạch của công chức hành chính là nhân viên (tức mang mã số 01.005): thì loại này sẽ được áp dụng bảng lương công chức loại B, có hệ số lương từ 1,86 đến 4,06 (tương đương mức lương từ 2,771 đến 6,049 triệu đồng/tháng). Ngoài ra đối với trường hợp mà công chức hành chính nhà nước chưa đủ tiêu chuẩn hoặc điều kiện để có thể chuyển xếp lương vào ngạch cán sự hoặc ngạch nhân viên theo quy định của bộ nội bộ thì sẽ tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức đó hiện nay đang được hưởng trong thời hạn năm năm được tính kể từ ngày thông tư này có hiệu lực. Và đồng thời trong thời hạn năm năm đó thì công chức hành chính nhà nước sẽ phải hoàn thiện đầy đủ các tiêu chuẩn cũng như trình độ đào tạo theo yêu cầu của quy định pháp luật cũng như theo yêu cầu của ngạch cán sự và ngạch nhân viên mới. Xét thấy rằng khi công chức đó cũng được đầy đủ các tiêu chuẩn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng công chức sẽ báo cáo lên cơ quan quản lý để tiến hành xem xét và bổ nhiệm công chức đó vào ngạch. Nếu trường hợp mà công chức không hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo như đúng yêu cầu của ngạch công chức thì sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về chuyển xếp lương đối với công chức hành chính:
Thứ nhất, đối với công chức, viên chức đang đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang được xếp lương theo ngạch nhân viên của bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức nhân viên mới và xếp lại lương theo hướng dẫn tại thông tư 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư (sau đó được sửa đổi bổ sung tại thông tư 06/2022/TT-BNV sửa đổi Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức hành chính và công chức chuyên ngành văn thư), cách xác định thời gian hưởng lương ở ngạch (hoặc chức danh nghề nghiệp) nhân viên (mới) theo công chức, viên chức loại B và thời gian xét nâng bậc lương lần sau tương tự như hướng dẫn nêu trên.
Thứ hai, đối với trường hợp công chức, viên chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo thông tư 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư (sau đó được sửa đổi bổ sung tại thông tư 06/2022/TT-BNV sửa đổi Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức hành chính và công chức chuyên ngành văn thư). Trong thời hạn 06 năm, các chủ thể có thẩm quyền phải bố trí cho công chức, viên chức đi học tập nâng cao trình độ để đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch nhân viên (mới); khi công chức, viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch nhân viên mới thì cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét,
4. Trình tự và thủ tục chuyển xếp lương đối với công chức hành chính:
Thủ trưởng các sở cũng như các ban ngành tỉnh, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào các vị trí việc làm, các quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch cán sự, ngạch nhân viên và nội dung hướng dẫn chuyển xếp lương, lập phương án bổ nhiệm và xếp lương đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng và đề nghị Sở Nội vụ xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị nhìn chung thì gồm có những giấy tờ cơ bản sau:
– Công văn đề nghị của sở, ban ngành tỉnh hoặc uỷ ban nhân dân cấp huyện;
– Danh sách phương án bổ nhiệm, xếp lương theo mẫu số 01;
– Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo theo quy định của tiêu chuẩn ngạch đề nghị bổ nhiệm;
– Bản sao có chứng thực quyết định tuyển dụng hoặc quyết định công nhận hết thời gian tập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức;
– Bản sao có chứng thực quyết định lương hiện hưởng của từng công chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ công chức năm 2019;
– Thông tư 06/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.