Theo quy định của pháp luật hiện nay, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có quyền rút bảo hiểm xã hội một lần khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Dưới đây là cách hướng dẫn tính bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách tính BHXH 1 lần cho người nước ngoài:
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sửa đổi tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), thì những người lao động nước ngoài đang làm việc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời ký
Đồng thời, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho những công dân được xác định là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây được coi là một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ mà người sử dụng lao động cần phải tuân thủ đối với những công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, pháp luật quy định vấn đề này nhằm mục đích đảm bảo cho người nước ngoài được hưởng các chế độ quan trọng, trong đó bao gồm chế độ chăm sóc khi họ bị ốm đau, chăm sóc thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bình đẳng với công dân Việt Nam trong quan hệ lao động. Có thể kể đến một số chế độ khác như chế độ hưu trí, chế độ tử tuất sẽ được bắt đầu áp dụng đối với những đối tượng là công dân nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam từ giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2022. Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ, thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính dựa trên số năm đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, cứ mỗi năm sẽ được tính như sau:
– 1,5 tháng bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho những đối tượng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho những đối tượng là người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi.
Từ đó, công thức tính bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài sẽ được áp dụng theo công thức sau đây:
Số tiền được rút = (Mức bình quân tiền lương x 1,5 x thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014) + (Mức bình quân tiền lương x 2 x thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ sau 2014)
Trong đó, mức bình quan tiền lương được tính theo công thức sau:
Mức bình quân tiền lương = (Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Đồng thời, để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, hiện nay thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:
– Từ 01 tháng đến 06 tháng thì sẽ được tính là nửa năm = 0,5 năm;
– Từ 07 tháng đến 11 tháng thì sẽ được tính là một năm = 1 năm.
Như vậy có thể nói, người nước ngoài tham gia chế độ bảo hiểm xã hội trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được hưởng toàn bộ những phúc lợi, trong đó bao gồm cả việc rút bảo hiểm xã hội một lần nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Về mức thưởng và cách tính bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài có sự tương đồng với cách tính bảo hiểm xã hội một lần cho người Việt Nam.
2. Thủ tục nhận BHXH 1 lần cho người nước ngoài:
Người lao động nước ngoài khi đáp ứng đầy đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ cần phải thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP, thành phần hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Sổ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên cần phải lưu ý đó phải là sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt và đã hoàn thiện. Trong trường hợp chưa hoàn thiện sổ bảo hiểm xã hội thì cần phải bổ sung hồ sơ để hoàn thiện sổ bảo hiểm xã hội trước khi thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài;
– Đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội theo mẫu do pháp luật quy định;
– Đối với trường hợp người nước ngoài mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao động, phong nặng, nhiễm HIV nay đã chuyển sang giai đoạn AIDS, thì cần phải kèm theo biên bản tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không có khả năng tự phục hồi của người nước ngoài đó. Trong trường hợp người nước ngoài mắc các chứng bệnh khác, thì cần phải có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa, trong biên bản đó thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động của người nước ngoài với tỷ lệ từ 81% trở lên và không có khả năng tự phục hồi trên thực tế;
– Trong trường hợp thanh toán phí của Hội đồng giám định y khoa, hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài cần phải bổ sung thêm hóa đơn chứng từ thu phí giám định, bảng kê chi tiết về nội dung giám định của các cơ sở thực hiện thủ tục giám định y khoa;
– Giấy ủy quyền hoặc
– Người nước ngoài còn phải xuất trình thêm các loại giấy tờ tùy thân, hộ chiếu được dịch ra tiếng Việt, có thực hiện thủ tục chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên, nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội. Đối tiếp nhận yêu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động nước ngoài trong trường hợp này được xác định là cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi thực hiện thủ tục đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động nước ngoài có thể nộp theo nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu điện.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện nay, trong khoảng thời gian tối đa 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giải quyết yêu cầu phải tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động nước ngoài, trong trường hợp không giải quyết yêu cầu thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Sau khi hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ, người lao động sẽ được nhận giấy hẹn trả kết quả bảo hiểm xã hội một lần, trong đó chứa đầy đủ các thông tin liên quan đến kết quả rút bảo hiểm xã hội, thời gian nhận tiền, phương thức thanh toán bảo hiểm xã hội một lần. Đối chiếu với khoảng thời gian được ghi nhận trên giấy hẹn, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ và chi trả khoản tiền bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động là người nước ngoài, có thể nhận tiền trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nhận thông qua số tài khoản ngân hàng.
3. Người nước ngoài được rút BHXH 1 lần trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sửa đổi tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), thì người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi có yêu cầu, thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật tuy nhiên chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
– Người lao động đang mắc một trong những chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, phong nặng, lao nặng, xơ gan cổ chướng, nhiễm HIV và đã chuyển sang giai đoạn AIDS … hoặc mắc các chứng bệnh khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế;
– Người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về lao động, tuy nhiên không tiếp tục cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực tuy nhiên không được gia hạn.
Theo đó thì có thể nói, nếu không thuộc một trong những trường hợp nêu trên, người nước ngoài đó sẽ không đáp ứng đầy đủ điều kiện để được rút chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: