Kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp là gì? Kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp tiếng anh là gì? Hướng dẫn cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp? Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp?
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Bất cứ doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy, cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý của doanh nghiệp được quy định ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn bạn cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp.
1. Kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp là gì?
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động.
Các trường hợp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh:
– Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu.
– Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư,
Theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý, mà thay vào đó các doanh nghiệp chỉ phải tạm tính ra số tiền và đi nộp theo số tạm tính (nếu có) đó. Đến cuối năm thì các doanh nghiệp sẽ làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.
2. Kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp tiếng anh là gì?
Kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp tiếng anh là “Declare temporary corporate income tax on a quarterly basis”.
3. Hướng dẫn cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý của doanh nghiệp:
Người nộp thuế:
Tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) có thu nhập chịu thuế là người nộp thuế TNDN.
Người kê khai thuế bao gồm:
+ Cơ sở kinh doanh có thu nhập phải kê khai thuế TNDN theo quy định.
+ Cơ sở kinh doanh chính có nghĩa vụ kê khai thuế phần kinh doanh của mình và của các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ kê khai thuế riêng.
+ Cơ sở kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế, đang bị lỗ hoặc đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy định (trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế).
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | X | Thuế suất thuế TNDN |
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp | = | ( | Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) | ) | X | Thuế suất thuế TNDN |
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
Thuế suất: Năm 2020, thuế suất thuế TNDN là 20% (Không phân biệt mức doanh thu).
Kỳ tính thuế TNDN theo quý:
Kỳ tính thuế tạm tính theo quý được xác định cụ thể như sau:
+ Quý I: Từ 01/01 đến hết ngày 31/3.
+ Quý II: Từ 01/4 đến hết ngày 30/6
+ Quý III: Từ 01/7 đến hết ngày 30/9
+ Quý IV: Từ 01/10 đến hết ngày 31/12
Kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của quý. Kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của quý đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
Hồ sơ khai thuế:
Theo Điều 43 Luật quản lý thuế 2019 quy định nội dung như sau:
“1. Đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.
2. Đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.
3. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế năm gồm:
Tờ khai thuế năm
Các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm:
Tờ khai quyết toán thuế năm,
Tờ khai giao dịch liên kết;
Các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.
4. Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:
a) Tờ khai thuế;
b) Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.
6. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:
a) Tờ khai quyết toán thuế;
b)
c) Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.”
Nguyên tắc lập tờ khai thuế:
– Số tiền ghi trên tờ khai thuế TNDN làm tròn đến đơn vị là đồng Việt Nam, không ghi số thập phân.
– Các số liệu ghi trên tờ khai phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa, không được ghi số âm (-).
– Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi.
– Tờ khai thuế được coi là hợp lệ khi kê khai theo đúng mẫu quy định, đầy đủ các thông tin định danh theo đăng ký với cơ quan thuế, mã số thuế và có người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, có đóng dấu của cơ sở kinh doanh.
– Người nộp thuế không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế.
Theo điều 17 của
Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
4. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
– Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động
– Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Nhà nước có các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
– Không những thế, thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Qua đó, ta nhận thấy thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.