Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài là điều vô cùng cần thiết để nâng cao giá trị cho các sản phẩm của Việt Nam. Dưới đây là cách hướng dẫn bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài:
Trước tiên thì có thể thấy, để có thể nâng cao giá trị cho các loại sản phẩm của Việt Nam, cần thiết cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài. Có thể lấy dẫn chứng thực tiễn về một trong những trường hợp tiêu biểu có đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài đó là vải thiều Bắc Giang. Vải Lục Ngạn – Bắc Giang đã từng xuất khẩu sang Nhật Bản, tuy nhiên phải cho đến khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản thì loại vải này mới được có vị trí nhất định trên thị trường. Kể từ khi có chỉ dẫn địa lý, sản lượng nhập khẩu vải thiều Bắc Giang cùng với sự đón nhận của người tiêu dùng trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao, vải của Việt Nam đã được bán tại các siêu thị lớn và nâng cao uy tín của Việt Nam. Có thể nói, thực hiện thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài, cụ thể trong trường hợp này là Nhật Bản sẽ được xem là “một tấm vé” rộng mở cho vài Việt Nam tiến sâu vào thị trường nổi tiếng trên thế giới, trong đó có Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để có thể đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Trên thế giới hiện nay, đã có quy định cụ thể về các cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý sẽ chỉ được bảo hộ bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nếu đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý phải có được một danh tiếng hoặc có được một uy tín nhất định trên thị trường, hay nói cách khác, người mua sản phẩm nay phải nghĩ ngay đến xuất xứ của sản phẩm khi nhìn thấy chỉ dẫn địa lý đó.
Thứ hai, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trên các sản phẩm, dịch vụ không suất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng phải làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về xuất xứ thật của sản phẩm, dịch vụ đó. Việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoặc dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng có thể gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng trên thực tế. Hơn thế nữa, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý như vậy có thể coi là hành vi chiếm đoạt danh tiếng của người thật sự có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này. Theo quy định của pháp
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng cũng là một phương pháp bảo hộ tại nước ngoài. Cộng hòa Pháp là nước điển hình trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng một luật riêng. Đạo luật của Pháp ban hành vào năm 1919 thừa nhận sự tồn tại của các tên gọi xuất xứ. Hệ thống đăng ký và một loạt các khái niệm trong luật của Pháp đã có ảnh hưởng vô cùng lớn, lan rộng trong các nước có truyền thống la mã ở khu vực châu âu và khu vực Mỹ La Tinh. Chỉ dẫn địa lý theo phương thức này được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc thông qua các quyết định hành chính, hoặc thậm chí bằng văn bản pháp luật như đạo luật, pháp lệnh về một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cụ thể.
2. Vai trò của đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài:
Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia đi sau, khi vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại các quốc gia trên thế giới đã được coi là truyền thống, thì nước tanhìn nhận vấn đề này khá muộn, tuy nhiên trên thực tế hiện nay thì Việt Nam vẫn bắt kịp khá nhanh. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam đã bắt đầu trước khi ban hành Luật sở hữu trí tuệ. Năm 2001, nước mắm Phú Quốc được xem là sản phẩm đầu tiên được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam nhờ hương vị thơm ngon, trong khiết, không có mùi tanh và thơm nhẹ. Có thể kể đến một số vai trò khi thực hiện thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài như sau:
– Đó là hoạt động công nhận về danh tiếng của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường nước ngoài, tạo tiền đề để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường nước ngoài;
– Thể hiện rõ học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm tích cực từ các quốc gia trên thế giới trong vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
– Là một trong những hoạt động cần thiết để bảo vệ thương hiệu nếu như thương hiệu đó có định hướng phát triển lớn, vì ngoài thị trường Việt Nam thì cần phải phân phối tại nhiều thị trường khác trên thế giới;
– Bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp trong quá trình phân phối sản phẩm trên lãnh thổ của các quốc gia nước ngoài;
– Nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa của người tiêu dùng, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường nước ngoài.
3. Những chỉ dẫn địa lý đầu tiên được bảo hộ ở nước ngoài:
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, rất nhiều chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam đã được đăng ký bảo hộ tại nước ngoài, trong đó có thể kể đến như nước mắm Phú Quốc, vải Bắc Giang. Tuy nhiên, trên thực tế nước ta đã từng bỏ bê quá trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, mãi cho đến năm 2001, người ta mới phát hiện công ty quản lý của nước mắm Phú Quốc tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc ở châu âu và châu Úc. Cho đến ngày hôm nay, các đơn vị quản lý nước mắm Phú Quốc đã nhanh chóng tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở khu vực liên minh châu EU. Nếu không tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc, nước ta hoàn toàn có nguy cơ đánh mất tên gọi cũng như đánh mất những thị trường có lợi trong quá trình phân phối sản phẩm. Câu chuyện của nước mắm Phú Quốc đã đưa ra cảnh báo to lớn về tầm quan trọng của thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài.
Nhìn chung, mục đích của hoạt động đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài là tránh bị xâm phạm bởi các chủ thể khác, điều này giúp cho Việt Nam có nhiều cơ hội mở ra những thị trường mới trong quá trình phân phối nông sản, giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường nước ngoài nhất định. Tuy nhiên, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài từ trước đến nay vốn là một trong những vấn đề vô cùng phức tạp, nhiều nơi đã lựa chọn hình thức đăng ký một cách đơn giản và nhanh chóng – Đó là đăng ký thông qua hình thức nhãn hiệu. Tuy nhiên, giá trị bảo hộ của nhãn hiệu sẽ không thể so sánh với bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài. Ví dụ như trên thị trường Nhật Bản, những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng vì họ nhận thấy đó là những sản phẩm đảm bảo chất lượng và họ tin tưởng đối với những sản phẩm đó, trong khi những sản phẩm được bảo hộ về nhãn hiệu thì lại không làm được điều đó.
Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có những chính sách thúc đẩy các đơn vị chủ quản trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, nâng cao hiểu biết và nâng cao tầm nhìn đối với các loại sản phẩm như cà phê Buôn Mê Thuột, vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận … Đồng thời, ngoài việc tìm cách đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn phải vận động các cơ quan và lực lượng khác có liên quan để tác động với các thị trường trên thế giới, như Nhật Bản, Hoa Kỳ … Nước Việt Nam chúng ta có thể thỏa thuận bảo hộ cho họ các chỉ dẫn địa lý và ngược lại, họ cũng cần phải cam kết bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trên lãnh thổ của quốc gia họ dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.