Hướng dẫn 1160/VKSTC-KSDTTA ngày 18 tháng 05 năm 2001 thực hiện phòng chống ma tuý.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1160/VKSTC-KSĐTTA | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2001 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2001. Để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật phòng, chống ma túy và các quy định của
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt kịp thời các quy định của Luật phòng, chống ma túy, đặc biệt là chương IV “Cai nghiện ma túy” cho các cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra án trị an và các cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát xử lý hành chính khác.
2. Trong chương IV “cai nghiện ma túy” của Luật phòng, chống ma túy, tại Điều 28 và Điều 29 có quy định rõ: người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính. Người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định, hoặc tự nguyện, hay được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ. Việc cai nghiện ma túy đối với người chưa thành niên không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
3. Qua công tác kiểm tra, quản lý nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy: Trong thời gian qua có không ít trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin đi cai nghiện và được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ, áp dụng
Để khắc phục tình trạng trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ kiểm sát điều tra án Trị an xã hội) yêu cầu:
a) Kể từ ngày 01/06/2001 không đưa người nghiện ma túy có đơn tự nguyện cai nghiện vào cơ sở chữa bệnh. Đối với người chưa thành niên (từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) mà bản thân họ hoặc gia đình có đơn tự nguyện xin đi cai nghiện thì cũng không đưa vào trường giáo dưỡng. Phải thực hiện đúng quy định của Điều 28 và Điều 29 Luật phòng, chống ma túy, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa họ vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Người chưa thành niên được cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ. Những người tự nguyện xin đi cai ma túy nói chung, người chưa thành niên bị đưa đi cai nghiện ma tuý nói riêng (kể cả tự nguyện và không tự nguyện) thì không bị coi là “bị xử lý vi phạm hành chính”
b) Những người nghiện ma túy đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 28 (điểm 1) Luật phòng, chống ma túy thì đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp này họ bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
c) Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự, những trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 28, Điều 29 Luật phòng, chống ma túy mà đã bị lập hồ sơ; đã có kết luận của Viện kiểm sát; đã đưa ra Hội đồng tư vấn để xem xét, nhưng chưa có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa họ vào cơ sở chữa bệnh hoặc trường giáo dưỡng (tính đến 0h ngày 01/06/2001), thì Viện kiểm sát nhân dân các địa phương làm kiến nghị đến các cơ quan hữu quan, hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, hoặc trực tiếp ra Quyết định đưa họ vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Các trường hợp đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc trường giáo dưỡng trước ngày 01/06/2001 thì không xem xét lại nữa.
Trên đây là hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Kiểm sát điều tra trị an) để các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hiện. Nếu có vướng mắc thì phản ảnh về Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có hướng dẫn tiếp./.
TL. Q. VIỆN TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN TRỊ AN – XÃ HỘI |