Hưởng chế độ trợ cấp khi công ty thoái vốn không còn vị trí làm việc. Chế độ trợ cấp thôi việc và mất việc làm.
Hưởng chế độ trợ cấp khi công ty thoái vốn không còn vị trí làm việc. Chế độ trợ cấp thôi việc và mất việc làm.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Công ty Luật THNN Dương Gia
Tôi tên Huỳnh Hoàng Phương
Hiện đang thường trú tại Tổ 17A, Hòa Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Tôi xin nhờ Quí Công ty tư vấn giúp tôi như sau:
Trước tiên tôi xin giới thiệu sơ mô hình của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam:
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) gồm : NXBGD Hà Nội, NXBGD Đà Nẵng, NXBGD TP.HCM và các Công ty con (Công ty NXBGDVN góp vốn).
Về quản lý nhân sự: Tấc cả Giám đốc, PGĐ, Kế toán trưởng, Trưởng phó phòng ban của các đơn vị kể cả công ty con đều được NXBGD Việt Nam ký
Năm 1998 tôi được nhận làm việc tại NXBGD tại Đà Nẵng (HĐ dài hạn), đến tháng 3/2004, NXBGD Việt Nam thí điểm mô hình Công ty mẹ – Công ty con nên thành lập Công ty CP Sách Giáo Dục tại TP. Đà Nẵng và tôi được chuyển Công tác về Công ty này.
Đến tháng 2/2014, Tôi được NXBGD Việt Nam điều chuyển và bổ nhiệm làm giám đốc Công ty CP Sách TB Quảng Ngãi (Công ty con NXBGDVN góp vốn 67%, được thành lập năm 2008) thời hạn 3 năm đến 3/2017 (lương và chế độ theo điều lệ Công ty) .
Đến tháng 6/2016, NXBGD Việt Nam thoái vốn Công ty CP Sách TB Quảng Ngãi và giao cho HĐQT miễn nhiệm chức giám đốc của tôi để bàn giao lại cho người mua lại 67% vốn của NXBGD Việt Nam. Trước khi miễn nhiệm tôi có viết đơn xin miễn. Tại cuộc họp chỉ đạo bàn giao NXBGD Việt Nam đề nghị tôi có nguyện vọng về đơn vị nào thì gửi tờ trình để NXBGD Việt Nam xem xét, bố trí công việc mới cho tôi.
Đến nay đã hơn 5 tháng, tôi đã gửi 02 tờ trình cho NXBGD Việt Nam đề nghị bố trí công việc mới nhưng không nhận được phản hồi và cũng như chưa nhận được khoản trợ cấp nào. Nếu NXBGD Việt Nam cho tôi nghỉ việc vậy thì tôi được thanh toán những khoản tiền gì (khoản trợ cấp mất việc trước năm 2009 tôi có được nhận không) và đơn vị nào thanh toán.
Rất mong Quý công ty tư vấn giúp tôi.
Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp NXBGD Việt Nam cho bạn nghỉ việc theo trường hợp thay đổi cơ cấu, mà không thể giải quyết được việc làm mới cho bạn thì họ NXBGD Việt Nam có nghĩa vụ chi trả trợ cấp mất việc làm được quy định tại khoản 1 Điều 44 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
"Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."
Trợ cấp mất việc làm được quy định tại Điều 49 “Bộ luật lao động 2019”, và người sử dụng lao động tức NXBGD Việt Nam có trách nhiệm phải chi trả cho bạn, cụ thể:
Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo
Trường hợp bạn thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với NXBGD Việt Nam thì bạn mới được hưởng trợ cấp thôi việc trước năm 2009 (Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”) trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước năm 2009 nếu có:
"Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, bạn còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp bạn chưa có việc làm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và được chi trả bởi Tổ chức bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Luật việc làm 2013 như sau:
"Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này."
"Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp."