Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng? Dự án đầu tư xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài có phải làm giấy chứng nhận đăng kí đầu tư không?
Hiện nay đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế với thế giới, chính vì thế nên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đa số đều có sự hội nhập vơi giá trị tiến bộ của thế giới. Để phát triển cùng với các nước thì hợp tác quốc tế đem lại nhiều lợi ích và ý nghĩa to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với nước ta. Thông qua giao kết và hợp tác với các nước trên thế giói có thể tranh thủ được những nguồn lực cho phát triển kinh tế. Ngoài ra còn giúp các nước có sự gắn bó khăng khít với nhau hơn.
Một lĩnh vực có thể cho thấy rõ ràng ở đây đó là đối với công tác hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng, có thể thấy nước ta đã được sự đầu tư và hỗ trợ về nguồn vốn để xây dựng công trình xây dựng như tàu đường, nhà máy, xí nghiệp…Vậy cụ thể pháp luật đề ra quy định về Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Cơ sở pháp lý:
1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng
Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Trong quá trình đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư có thể tiến hành hợp tác vơi các cá nhân, tổ chức khác ở trong hoặc ngoài nước.
Việc hợp tác với quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là một cách để mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Theo quy định tại Điều 11
Tổ chức, cá nhân trong nước được khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vật liệu mới.
Những tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư xây dựng thì được khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế để có thể trao đổi với nhau những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong quá trình làm việc.
Nhà nước bảo hộ thương hiệu xây dựng Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện hỗ trợ và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa tổ chức, cá nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Điều 4 của Luật xây dựng năm 2014.
Trong những trường hợp tổ chức, cá nhân xây dựng theo dự án bên nước ngoài thì sẽ được Nhà nước bảo hộ tại nước ngoài, mặt khác sẽ tạo điều kiện hỗ trợ và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết hợp đồng hơp tác với các đối tác nước ngoài.
Như vậy đối với thời đại hội nhập quốc tế hiện nay đây được xem là quá trình các nhà nước có đủ tư cách quốc gia, vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận tiến hành các mối quan hệ với các quốc gia, tổ chức quốc tế khác để hướng đến chia sẻ nhằm mục tiêu chung đạt được lợi ích cho nước mình và các nước, tổ chức quốc tế khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh… trên cơ sở tuân thủ các khuôn khổ chế định chung. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế ngày càng được coi trọng và diễn ra trên nhiều mặt của đời sống chính trị, kinh tế – xã hội và trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cũng nằm trong nhũng danh mục linh vực đang được đầu tư xây dựng hợp tác quốc tế quan tâm.
Theo đó các nước hợp tác với nhau để xây dựng và đầu tư xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt nam, thông qua đó nước ta có thể tranh thủ được nguồn vốn từ các nước trên thế giới. Có thể thấy nước ra bắt đầu tham gia hội nhập quốc tế từ hội nhập kinh tế quốc tế, vì lĩnh vực kinh tế và lợi ích kinh tế là động lực cho sự phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay của thế giới được thể hiện bằng việc mở cửa nền kinh tế và hướng đến việc tự do hóa cơ chế phát triển kinh tế với quốc tế bằng nhiều hình thức như đơn phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, tiểu khu vực, toàn cầu… và tùy theo năng lực kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, tiềm lực kinh tế, sự ổn định chính trị… của mình để chấp nhận tham gia theo các mô hình liên kết quốc tế, theo đó một số dự án đầu tư xây dựng đã được tiến hành trên nước ta ví dụ như Dự án xây dựng đường sắt cát linh- Hà đông.
Kết luận: Như vậy từ những phân tích trên có thể thấy việc hợp tác quốc tế của ngành xây dựng, nếu so với các ngành kinh tế, vẫn còn là khiêm tốn. Song với chính sách đổi mới của Bộ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về mặt kinh tế và tăng cường hỗ trợ cho các ngành và địa phương, cũng như mở rộng phạm vi hợp tác sang các lĩnh vực mà Bộ quan tâm như quản lý kiến trúc, quản lý đô thị, phát triển nhà ở xã hội, phát triển thị trường bất động sản, phát triển ngành vật liệu xây dựng, tăng cường chất lượng xây dựng công trình… Chắc chắn nhiều đối tác sẽ quan tâm và bày tỏ thiện ý hợp tác để giúp các bên đều thu được lợi ích và cả xã hội sẽ được hưởng cùng.
2. Dự án đầu tư xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài có phải làm giấy chứng nhận đăng kí đầu tư không?
Căn cứ theo quy định tại điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Luật đâu tư 2020 quy đinh.
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Như vậy thì nếu nhà đầu tư nước ngoài thực hiện rót vốn để thành lập, xây dựng các dụ án phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định với trình tự thủ tục do pháp luật. Hiện nay theo quy định của Luật Đầu tư mới nhất (2020), tùy thuộc vào từng dự án đầu tư sẽ có thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư khác nhau, cụ thể gồm: Dự án đầu tư cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư và dự án đầu tư không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản bằng giấy hoặc là bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. cụ thể trình tự thủ tục đó là:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền (nơi nhà đầu tư dự kiến đặt trụ sở chính)
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành thẩm định hồ sơ
Bước 3: Thông báo sửa đổi bổ sung (trong trường hợp phải sửa đổi bổ sung hồ sơ)
Nếu hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung thì Cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho Nhà đầu tư (gửi thông báo trong thời hạn 15 ngày làm việc) kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận hồ sơ của Nhà đầu tư.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đầu tư (trong trường hợp KHÔNG phải sửa đổi bổ sung hồ sơ)
Trường hợp sau khi thẩm định xét thấy đủ điều kiện, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhậm đầu tư cho Nhà đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trên đây là thông tin công ty Luật dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.