Khái quát về hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm? Quy định về hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm?
Hiện nay, với sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh bảo hiểm và suất hiện sự cạnh tranh rất lớn trong hoạt động kinh doanh của môi trường này. Chính vì thế mà đã xuất hiện hoạt động hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm. Vậy pháp luật hiện hành quy định về nội dung của hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát về hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bảo hiểm hay việc hợp tác trong kinh doanh bảo hiểm, cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm. Thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các nội dung liên quan đến khái niệm kinh doanh bảo hiểm là gì? hợp tác là gì? cạnh tranh là gì? đấu thầu là gì?
Do đó, hợp tác kinh doanh nói chung và hợp tác kinh doanh bảo hiểm nói riêng được biết đến là làm việc cùng nhau theo một mục tiêu chung và cùng giải quyết vấn đề sảy ra trong quá trình hợp tác kinh doanh bảo hiểm của các chủ thể với nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự bằng lòng của các bên tham gi hợp tác để làm rõ vấn đề trong quá trình kinh doanh trong bảo hiểm và phải tuân theo các kế hoạch, luật lệ và những đòi hỏi cần thiết mà pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành quy định.
Còn đối với vấn đề khái niệm của hoạt động cạnh tranh kinh tế được nêu ra dưới góc độ pháp lý kinh doanh bảo hiểm này là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế kinh doanh trong bảo hiểm như: nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân… nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng bảo hiểm hay các lợi ích về kinh tế mà bảo hiểm đem lại, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình trong quá trình tham gia vào hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Đấu thầu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì được biết đến là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Cuối cũng thì không thể nào không nhắc đến khái niệm về việc kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý về khái niệm này đó là phương thức hoạt động kinh doanh của các tổ chức bảo hiểm, nhằm mục đích thu lợi nhuận dựa trên cơ sở huy đông các nguồn tài lực thông qua sự đóng góp của những người tham gia bào hiểm, để tạo lập nên quỹ bảo hiểm phân phối sử dụng quỹ và chi trả tiền bảo hiểm bồi thưởng tổn thất rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm tuân theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy rằng đối với hoạt động hợp tác, cạnh tranh, đấu thầu trong bảo hiểm thì cũng sẽ được thực hiện như các hoạt động hợp tác, cạnh tranh, đấu thầu khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. Những hoạt động này mang những tính chất và đặc điểm cơ bản để các chủ thể tham gia vào có thể dựa theo đó để thu về nguồn lợi nhiều nhất cho bản thân mình theo như quy định của pháp luật hiện hành đã quy định.
2. Quy định về hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm
Trong thời buổi ngày kinh tế thị trường ngày một được phát triển mạnh mẽ hơn thì các vấn đề về hợp tác, cạnh tranh và thậm chí là đấu thầu cũng sẽ được các cá nhân, tổ chức lựa chọn để tham gia nhằm mục đích thu về nguồn lợn nhuận lớn cho bản thân mình. Hiện nay, trong khi Nhà nước đang khuyến nhân dân tham gia vào bảo hiểm để đảm bảo được phúc lợi cho người dân khi hết độ tuổi lao động. Chính vì thế, mà các vấn đề kinh doanh bảo hiểm bằng việc hợp tác kinh doanh, đầu tư kinh doanh là rất phổ biến. Đồng thời thì trong hoạt động kinh doanh thì không thể nào không nhắc đến những vấn đề liên quan đến hoạt động cạnh tranh của các chủ thể.
Trên cơ sở quy định tại Điều 10
Thứ nhất, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật này có đưa ra các quy định về vấn đề hợp tác của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong quá trình hợp tác kinh doanh bảo hiểm này nhằm mục đích hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, chia sẻ các thông tin về quản lý rủi ro,…. trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, cụ thể:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro”.
Trong quy định này có thể thấy rằng việc hợp tác kinh doanh bảo hiểm được các doanh nghiệp thực hiện theo như quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành nhằm mục đích đề phòng và hạn chế tổn thất như tác giả đã vừa nhắc đến ở trên. Đồng thời thì trong hoạt động hợp tác kinh doanh bảo hiểm này cũng có quy định về một số khái niệm về hoạt động được thực hiện trong quá trình hợp tác này như:
Tái bảo hiểm được biết đến là việc chuyển rủi ro từ một doanh nghiệp bảo hiểm (bên nhượng tái bảo hiểm) sang một doanh nghiệp bảo hiểm khác (bên nhận tái bảo hiểm). Còn đối với khái niệm đồng bảo hiểm thì được biết đến là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (bồi thường, chi phí) theo tỉ lệ.
Thứ hai, theo như quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật này có đưa ra các quy định về vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
“2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
Việc cạnh tranh phải theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; mức phí bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm”.
Thứ ba theo như quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật này có đưa ra các quy định về vấn đề đấu thầu của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thì trong quá trình kinh doanh bảo hiểm mà dự án kinh doanh đó sử dụng vốn nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước,… hoặc hoạt động kinh doanh bảo hiểm khác được xác định là có vốn đầu tư bắt nguồn từ Nhà nước thì hoạt động đấu thầu cần phải tuân thủ qy định như sau:
“3. Dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đấu thầu về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu”.
Như vậy, có thể thấy rằng, quy định về hoạt động đấu thầu nói chung và hoạt động đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm nói riêng thì luôn luôn được pháp luật hướng tới những quy định để đảm công khai, minh bạch trong quá trình tham gia đầu thầu của các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn của Nhà nước.
Cuối cùng, theo như quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật này có đưa ra các quy định về vấn đề hợp tác, cạnh tranh và đầu tư của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có đưa ra các quy định về việc nghiêm cấm các hành vi sau đây:
Một là, cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm.
Hai là, can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm.
Ba là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Bốn là, thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
Năm là, tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác
Sáu là, khuyến mại bất hợp pháp.
Bảy là, hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.
Như vậy, để đảm bảo được hoạt động hợp tác, cạnh tranh, đấu thầu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì các nhà làm luật đã đưa ra các quy định về hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội thì các doanh nghiệm nghiêm cầm không được thực hiện các hành vi này.