Thực tế tại Việt Nam hiện nay, hoạt động hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô và số lượng, chất lượng. Dưới đây là quy định của pháp luật về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước:
Vấn đề hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện nay đang được quy định cụ thể tại Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó, trình tự và thủ tục hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các doanh nghiệp có nhu cầu sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Tờ trình đề nghị sắp nhập, hợp nhất doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
– Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong đề án cần phải bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, sự cần thiết của việc hợp nhất hoặc sáp nhập, sự phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi hợp nhất hoặc sắp nháp, phương án sắp xếp và sử dụng lao động, thời gian thực hiện, phương án xử lý tài chính, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp;
– Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đó đã được thực hiện hoạt động kiểm toán, báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm thực hiện thủ tục sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp;
– Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập;
– Dự thảo hợp đồng sáp nhập/hợp nhất doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 200 của
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan đến hoạt động hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên, các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ sẽ phối hợp và thống nhất với nhau để nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Khi nhận được hồ sơ đề nghị hợp nhất/sáp nhập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thẩm định và phê duyệt hồ sơ, từ đó ra quyết định hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi có quyết định hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp sẽ cùng nhau ký vào hợp đồng hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, cần phải có trách nhiệm triển khai thực hiện đề án hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp đã nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Doanh nghiệp nhận sáp nhập vào doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ được thành lập, sau đó cần phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là tối đa 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp.
Nhìn chung thì có thể nói, thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trong quá trình đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu theo như phân tích nêu trên căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tuy nhiên, quá trình hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cũng cần phải lưu ý một số điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có quy định về điều kiện hợp nhất/sáp nhập lại chia tách doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ được quyền hợp nhất/sáp nhập khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Việc sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách doanh nghiệp cần phải phù hợp với văn bản về vấn đề sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu cần phải trình lên Thủ tướng Chính phủ để xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng;
– Các doanh nghiệp mới hình thành sau quá trình chia tách cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện giống như đối với quá trình thành lập doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp cần phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Thẩm quyền ra quyết định hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có quy định cụ thể về thẩm quyền ra quyết định hợp nhất, sáp nhập và chia tách doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do cùng một cá nhân/cơ quan quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập doanh nghiệp sẽ cần phải ra quyết định hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
– Đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp do các cá nhân hoặc các cơ quan khác nhau ra quyết định thành lập thì cá nhân, cơ quan quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập cần phải ra quyết định sáp nhập dựa trên cơ sở ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của các cơ quan, cá nhân quyết định thành lập công ty bị sáp nhập. Đối với trường hợp công ty nhận sáp nhập/công ty bị sáp nhập là các doanh nghiệp do thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thì thủ tướng Chính phủ là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định sáp nhập trong trường hợp này;
– Đối với trường hợp hợp nhất các doanh nghiệp do các cá nhân hoặc các cơ quan khác nhau quyết định thành lập, cơ quan được Thủ tướng chính phủ giao thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu công ty hợp nhất ra quyết định hợp nhất. Đối với trường hợp hợp nhất doanh nghiệp do chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì thủ tướng Chính phủ cũng là chủ thể ra quyết định hợp nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.