Với vai trò là cầu nối xúc tiến cho hoạt động thương mại, ngày nay vận tải hiện đại cần phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Vậy hợp đồng vận tải đa phương thức là gì? Nội dung và bản chất của hợp đồng này là gì?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức được hiểu là việc vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một người vận tải tổ chức thực hiện cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm giao hàng của một nước và xuất phát thông qua một hoặc nhiều điểm vận chuyển để đến điểm nhận hàng của nước khác.
Vận tải đa phương thức quốc tế (hay còn được gọi là vận tải liên hợp) được hiểu là quá trình vận chuyển hàng hóa được thực hiện bằng hai phương thức vận tải trở lên trong đó phải có phương thức vận tải bằng đường biển và được xuất phát từ một địa điểm ở một quốc gia tới một địa điểm chỉ định nhận hàng tại một quốc gia khác nhằm mục đích giao và nhận hàng hóa. Còn vận tải đa phương thức nội địa được hiểu là loại hình vận tải hàng hóa được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Quá trình thực hiện hoạt động vận tải đa phương thức phải hoàn toàn dựa trên cơ sở của hợp đồng vận tải và chứng từ vận tải cho toàn bộ chặng đường vận chuyển hàng hóa và quá trình thực hiện đó chỉ do một người chịu trách nhiệm.
Căn cứ theo quy định của
Theo đó, hợp đồng vận tải đa phương thức có thể được coi là cơ sở cho việc vận tải hàng hóa từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định nhận hàng hóa ở nước khác bằng ít nhất hai phương thức vận tải trở lên và bắt buộc phải có phương thức vận tải bằng đường biển.
2. Nội dung và bản chất của hợp đồng vận tải đa phương thức:
2.1. Nội dung của hợp đồng vận tải đa phương thức:
Dựa trên khái niệm về hợp đồng vận tải đa phương thức thì hợp đồng vận tải đa phương thức gồm có những nội dung chính như sau:
– Hợp đồng vận tải đa phương thức được xây dựng trên cơ sở là sự giao kết thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người gửi hàng háo hay còn được gọi là chủ hàng hóa. Trong đó người chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa phải thực hiện việc vận chuyển hàng hóa với ít nhất hai phương thức vận chuyển và bắt buộc phải có phương thức đường vận chuyển bằng đường biển.
– Người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có quyền ký kết các hợp động riêng đối với các phương thức vận chuyển và điều này sẽ không có ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
– Chứng từ của hợp đồng kinh doanh vận tải đa phương thức được hiểu là bằng chứng xác minh quá trình người vận chuyển phải vận hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng theo như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức.
Theo đó, chủ thể liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nội dung của hợp đồng vận tải đa phương thức đó chính là:
– Người kinh doanh vận tải đa phương thức: được hiểu là người trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức và có trách nhiệm trực tiếp chuyên chở đối với đơn hàng đó dựa trên tư cách là một bên chính thức và không thông qua người nào hay một bên thứ ba nào tham gia hoạt động vận tải đa phương thức.
– Người gửi hàng: được hiểu là người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ địa điểm giao hàng đến một địa điểm được chỉ định nhận hàng và là người đại diện cho một doanh nghiệp để thực hiện công việc này
2.2. Bản chất của hợp đồng vận tải đa phương thức:
Dựa trên định nghĩa về hợp đồng vận tải đa phương thức, có thể thấy được các đặc điểm của hợp đồng vận tải đa phương thức như sau:
– Đối tượng của hợp đồng vận tải đa phương thức là hàng hóa được dịch chuyển từ nước này đến nước khác bằng ít nhất hai hình thức vận tải, trong đó bắt buộc phải có hình thức vận tải bằng đường biển.
– Chủ thể của hợp đồng vận tải đa phương thức bao gồm người thuê vận tải hàng hóa và người vận tải hàng hóa.
– Nội dung của hợp đồng vận tải đa phương thức đó chính là các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng vận tải đa phương thức cùng với chứng từ vận tải.
– Hợp đồng vận tải đa phương thức được ký kết dưới hình thức văn bản. Thông thường hình thức của hợp đồng vận tải đa phương thức là vận đơn trong trường hợp vận chuyển theo chứng từ hay hợp đồng thuê tàu được các bên ký kết trong trường hợp thuê tàu chuyến theo quy định của pahsp luật.
Như vậy, từ khái niệm và những đặc điểm của hợp đồng vận tải đa phương thức có thể nhận thấy bản chất của hợp đồng hợp đồng vận tải đa phương thức như sau:
– Người kinh doanh loại hình vận tải đa phương thức có nghĩa vụ đảm nhiệm vận chuyển hàng hoá để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó bắt buộc phải có phương thức vận tải bằng đường biển.
Theo đó, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hàng hoá được quy định theo hợp đồng vận tải đa phương thức từ thời điểm nhận hàng cho đến khi trả hàng. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể thực hiện ký kết các hợp đồng riêng với những người vận chuyển của từng phương thức vận tải, trong đó cần phải xác định trách nhiệm của từng bên tham gia đối với mỗi phương thức vận tải và được ghi trên hợp đồng. Các hợp đồng riêng này sẽ không có ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa.
– Nếu trong hợp đồng vận tải đa phương thức có xuất hiện chứng từ vận tải đa phương thức, thì chứng từ vận tải đa phương thức ở đây được hiểu là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, nhằm mục đích xác nhận việc người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng thoả thuận của hợp đồng vận tải đa phương thức.
3. Vì sao phải ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức?
Do nhu vận chuyển và sự trao đổi về hàng hóa trên thị trường ngày càng cao mà dẫn đến việc cần có sự kết hợp các phương thức vận tải với nhau và cũng vì thế mà các dịch vụ vận tải tăng lên từ đó có thể đáp ứng được một khối lượng lớn hàng hóa cần vận chuyển.
Trên thực tế cũng cho thấy rằng việc đẩy mạnh các hình thức vận tải hàng hóa cũng mang lại những lợi thế nhất định không chỉ cho kinh tế mà còn đem lại những lợi ích liên quan đến sự phát triển của các phương tiện vận tải cần ngày càng được đổi mới và cải tiến hơn. Theo đó, vận tải đa phương thức có các lợi ích cụ thể như sau:
– Đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của quốc gia trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh tế và đóng góp cho sự phát triển riêng đối với loại hình vận tải đa phương thức.
– Tăng tính cạnh tranh về cả hai mặt giá cả và chất lượng của dịch vụ vận tải.
– Giảm thiểu tối đa những chứng từ vận tải hàng hóa không cần thiết và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải với nhau cũng như liên kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới với nhau.
– Tạo sự phát triển đồng bộ giữa các khu vực trên mộ nước với nhau nhờ quá trình lưu thông hàng hóa được mở rộng với hình thức đa chiều.
– Giảm thiểu được những chi phí vận tải hàng hóa và có được sản phẩm chất lượng đúng nơi, đúng thời điểm cần thiết và đúng số lượng cần thiết.
Chính vì vậy, hình thức vận tải này đang có những đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại quốc tế cũng như nền kinh tế của đất nước. Các giá trị cốt lõi mà hình thức vận tải đa phương thức mang lại có thể kể đến như: giúp giảm giá thành hàng hóa và chi phí sản xuất; mở rộng mạng lưới vận tải hàng hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao do khi phối hợp các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn, khối lượng hàng hóa siêu trường, siêu trọng. bên cạnh đó, nó còn góp phần tăng khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng hàng hóa; giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại có thể tiếp cận nhanh chóng với thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thông qua mạng lưới vận tải hàng hóa lớn và có tính liên kết cao. Từ đó góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu những chứng từ vận tải không cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng hóa.
Hoạt động vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa mà vận tải còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển hàng hóa thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn và nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy từ đó cũng cao hơn và đơn giản hơn. Chính vì vậy, vận tải đa phương thức đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống, bởi phương thức vận tải này có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường vận tải hàng hóa, do đó việc phải ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quá trình vận tải hàng hóa.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật hàng hải 2015