Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa người thử việc và người sử dụng lao động, thông thường các bên sẽ ký hợp đồng thử việc. Vậy hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?
Trên thực tế,
Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động cũng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về lao động, tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc là một trong những giai đoạn quan trọng để quyết định việc tuyển dụng chính thức của người sử dụng lao động, từ đó thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về hoạt động thử việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
– Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, nội dung thử việc đó cần phải được ghi trong
– Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc sẽ bao gồm thời gian thử việc của người lao động, các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 21 của
– Không được áp dụng hình thức thử việc đối với người lao động tiến hành thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động có thời gian dưới 01 tháng.
Theo đó thì có thể nói, hợp đồng thử việc được xem là hình thức hợp đồng được soạn thảo riêng biệt/tách biệt với hợp đồng lao động hoặc có thể được gộp cùng với hợp đồng lao động. Nếu trong trường hợp các bên chọn riêng hợp đồng thử việc, thì nội dung của hợp đồng thử việc đó cần phải bao gồm các điều khoản cơ bản căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019. Hay nói cách khác, nội dung của hợp đồng thử việc có thể là một phần của hợp đồng lao động hoặc cũng có thể làm thỏa thuận riêng biệt trong hợp đồng lao động đó. Điều này cũng có nghĩa rằng, hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, nội dung của hợp đồng thử việc và nội dung của hợp đồng lao động có sự khác biệt với nhau.
Đồng thời còn có thể thấy, mục đích giao kết của hợp đồng lao động và mục đích giao kết của hợp đồng thử việc cũng khác nhau, mục đích khi tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng thử việc là đánh giá khả năng phù hợp của nhân viên trong khoảng thời gian trước khi ký hợp đồng lao động chính thức. Còn ngược lại, hợp đồng lao động là loại hợp đồng sẽ được giao kết sau khi người lao động đã trải qua giai đoạn thử việc. Vì vậy cho nên, hợp đồng lao động có thể có thêm nội dung thử việc, tuy nhiên ngược lại, hợp đồng lao động lại không phải là hợp đồng thử việc.
Có thể khẳng định lại, hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động. Hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động là hai chế định hoàn toàn khác nhau, hợp đồng thử việc thông thường sẽ được sử dụng trong quá trình tuyển dụng để xem xét năng lực và xem xét khả năng phù hợp của người lao động đó với công việc, môi trường làm việc mới tại doanh nghiệp. Để củng cố về vấn đề này, có thể phân biệt rõ hợp đồng lao động với hợp đồng thử việc như sau:
– Hợp đồng thử việc thông thường sẽ có thời gian ngắn hơn so với hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc có thể kéo dài từ vài tuần cho đến một vài tháng nhất định;
– Trong trường hợp ký kết hợp đồng thử việc, mức lương sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mức lương trong giai đoạn thử việc không thường sẽ thấp hơn so với mức lương khi ký kết hợp đồng chính, tuy nhiên ít nhất cần phải bằng 85% mức lương của công việc đó;
– Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật bắt buộc phải được ký kết thành văn bản, tuy nhiên hợp đồng thử việc thì pháp luật lao động không bắt buộc phải lập thành văn bản;
– Hợp đồng thử việc chấm dứt khi hết thời gian thử việc được các bên thỏa thuận, hoặc trong thời gian thử việc, mỗi bên hoàn toàn có quyền hủy bỏ thoả thuận thử việc đó mà không cần phải thực hiện hoạt động báo trước. Trong khi đó, hợp đồng lao động chấm dứt khi hết thời hạn trong hợp đồng, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước.
2. Ký hợp đồng thử việc có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về đối tượng áp dụng. Theo đó, người lao động được xác định là công dân Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ được xác định là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, trong đó bao gồm cả loại hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện hợp pháp của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Công dân làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức và viên chức;
– Các đối tượng được xác định là công nhân quốc phòng, công nhân công an, những người làm công tác trong các lĩnh vực cơ yếu, tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc và công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công tác và làm việc trong công an nhân dân Việt Nam, những người làm công tác cơ yếu có hưởng lương giống như quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hạ sĩ quan hoặc chiến sĩ công an nhân dân phục vụ trong quân đội và công an có thời hạn, học viên quân đội, học viên công an, lực lượng yếu đang được học tập và được hưởng các chi phí sinh hoạt;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, phù hợp với quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Những người được xác định là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở khu vực xã, phường, thị trấn.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với những đối tượng nêu trên, trong đó có người lao động ký hợp đồng lao động. Do đó có thể nói, đối với trường hợp ký hợp đồng thử việc, người lao động và người sử dụng lao động đều không cần phải thực hiện hoạt động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hoạt động thử việc, theo đó nội dung chủ yếu trong hợp đồng thử việc sẽ bao gồm thời gian thử việc và các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể bao gồm:
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động;
– Tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc, địa điểm mà người lao động sẽ cần phải làm;
– Mức lương dựa trên sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động;
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động;
– Trang bị bảo hộ lao động đối với người lao động trong quá trình làm việc.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng thử việc riêng biệt, thì cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Lao động năm 2019.