Hiện nay, tồn tại hai loại hợp đồng là hợp đồng bán hàng đa cấp với hợp đồng đại lý nhiều người còn nhầm lẫn. Vậy phân biệt hợp đồng bán hàng đa cấp với hợp đồng đại lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về hợp đồng bán hàng đa cấp:
1.1. Thế nào là hợp đồng bán hàng đa cấp?
Thực tế, chúng ta được nghe thấy rất nhiều từ “đa cấp” hay “bán hàng đa cấp” thường ngày. Đa cấp theo quy định được hiểu là một hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều nhánh, nhiều cấp, và theo đó người tham gia sẽ được hưởng hoa hồng, tiền thưởng cũng như lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới
Hợp đồng bán hàng đa cấp cũng sẽ tuân thủ những điều cơ bản của hợp đồng trong dân sự, đó chính là sự thỏa thuận của các bên tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và cá nhân.
1.2. Nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp:
– Thông tin của các đối tượng trong hợp đồng:
+ Thông tin của doanh nghiệp bán hàng đa cấp: gồm tên doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật và các thông tin liên hệ.
+ Thông tin của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp: gồm họ tên; ngày tháng năm sinh; nơi đăng ký thường trú; nơi ở hiện tại; số điện thoại liên hệ; số tài khoản ngân hàng; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài phải có số giấy phép lao động.
– Thông tin của người giới thiệu hay còn gọi là người bảo trợ gồm họ tên, mã số.
– Các thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động.
– Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
– Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
– Các quy định về thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng.
– Quy định các trường hợp nào được mua lại hàng hóa.
– Cơ chế giải quyết nếu phát sinh tranh chấp hợp đồng.
– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng.
1.3. Quy định về chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp:
– Việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là quyền của người tham gia bán hàng đa cấp.
Lưu ý khi chấm dứt hợp đồng người tham gia bán hàng đa cấp phải có văn bản thông báo đến cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp ít nhất là 10 ngày trước khi chấm dứt hợp đồng.
– Quyền chấm dứt hợp đồng tham giá bán hàng đa cấp của doanh nghiệp bán hàng đa cấp: doanh nghiệp được phép chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm một trong các nghĩa vụ sau:
+ Tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp.
+ Trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng phải xuất trình Thẻ thành viên.
+ Người tham gia bán hàng đa cấp chỉ thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp sau khi được cấp Thẻ thành viên.
+ Phải cung cấp các thông tin một cách trung thực và đầy đủ khi giới thiệu về doanh nghiệp bán hàng đa cấp, hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, kế hoạch trả thưởng và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
+ Không được phép cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
+ Không được phép cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế.
2. Quy định về hợp đồng đại lý:
2.1. Thế nào là hợp đồng đại lý?
Để hiểu về hợp đồng đại lý, trước tiên cần hiểu rõ thế nào là đại lý thương mại. Căn cứ Điều 166
Lưu ý: các bên khi giao kết hợp đồng đại lý phải bằng văn bản.
Từ đó, có thể hiểu hợp đồng đại lý chính là văn bản ghi nhận thỏa thuận về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
2.2. Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng đại lý:
– Thông tin của các bên trong hợp đồng gồm bên giao đại lý và bên đại lý.
– Nội dung hợp đồng.
– Giá cả.
– Điều khoản thanh toán gồm hình thức thanh toán, phương thức thanh toán.
– Phương thức giao nhận.
– Điều khoản về bảo hành.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Phương án giải quyết khi phát sinh tranh chấp hợp đồng.
– Thời hạn, hiệu lực của hợp đồng.
– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Các điều khoản chung khác.
3. Phân biệt hợp đồng bán hàng đa cấp với hợp đồng đại lý:
Các tiêu chí | Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp | Hợp đồng đại lý bán hàng |
Định nghĩa | Hợp đồng bán hàng đa cấp cũng sẽ tuân thủ những điều cơ bản của hợp đồng trong dân sự, đó chính là sự thỏa thuận của các bên tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và cá nhân. | Hợp đồng đại lý chính là văn bản ghi nhận thỏa thuận về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. |
Tư cách của người bán hàng | Người tham gia bán hàng nhân danh chính mình, tự mình quyết định mọi việc và tự gánh chịu về kết quả bán hàng | Bên đại lý tuy cũng nhân danh chính mình trong việc bán hàng hóa nhưng vẫn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý. |
Cách tính thù lao | Hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc bán hàng của mình và của người tham gia khác do mình tổ chức. | Hoa hồng (tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ) hoặc chênh lệch giá (được xác định là mức chênh lệch giữa giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý). |
Quyền sở hữu hàng hóa | Chủ sở hữu của hàng hóa | Quyền sở hữu hàng hóa không được chuyển giao, bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hoá giao cho bên đại lý. |
Căn cứ pháp lý |
|
4. Mẫu hợp đồng đại lý mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do-Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN
Số: …………./HĐKT
Hôm nay, ngày…tháng…năm…, tại ……………
Chúng tôi gồm:
Công ty: ………(sau đây gọi là bên A):
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:…………
Mã số thuế:…………
Đại diện theo pháp luật:…………
Số chứng minh nhân dân:…………
Ngày cấp………… Nơi cấp:………
Trụ sở:……………
Tài khoản số:…………
Điện thoại: Fax:…………
Đại diện: Ông (Bà):…………
Công ty: …………(sau đây gọi là bên B):
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:………
Mã số thuế:……………
Đại diện theo pháp luật:………
Số chứng minh nhân dân:…………
Ngày cấp………… Nơi cấp:………
Trụ sở:…………
Tài khoản số:…………
Điện thoại: Fax:…………
Đại diện: Ông (Bà):…………
Hai bên đã tiến hành trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất hợp tác, thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài giữa hai bên theo các điều khoản và điều kiện cụ thể được quy định tại Hợp đồng này như sau:
ĐIỀU 1: ĐẠI LÝ ĐỘC QUYỀN
……………
ĐIỀU 2: KẾ HOẠCH KINH DOANH
……………
ĐIỀU 3: YÊU CẦU ĐẶT HÀNG
……………
ĐIỀU 4: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
……………
ĐIỀU 5: ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ VÀ HẠN MỨC GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG
……………
ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
6.1.Quyền và nghĩa vụ của Bên A
………………
6.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
…………
ĐIỀU 7: VI PHẠM HỢP ĐỒNG
……………
ĐIỀU 8: SỬA ĐỔI VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
……………
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật thương mại 2005.