Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp không thể tự tạo ra các máy móc, trang thiết bị nên phải thực hiện mua bán với các đơn vị sản xuất, cung cấp khác. Hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị được lập ra để ghi nhận các nội dung cam kết, quyền nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng mua bán máy móc , trang thiết bị là gì?
Hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị là loại hợp đồng được thỏa thuận, bàn bạc ký kết giữa một bên là đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị với một bên có nhu cầu sử dụng để ghi nhận các nội dung trong hợp đồng như: tên sản phẩm máy móc thiết bị, yếu tố kĩ thuật, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm của các bên nếu vi phạm hợp đồng,…
Như vậy khi các bên thực hiện việc ký kết hợp đồng có nghĩa công việc được ghi nhận trong hợp đồng đã được thông qua và đây sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp xảy ra sau này. Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị không bắt buộc cần phải công chứng nhưng việc công chứng hợp đồng sẽ tăng giá trị pháp lý của hợp đồng, làm ràng buộc những nghĩa vụ của các bên với nhau đồng thời cũng chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các máy móc và trang thiết bị được thực hiện qua quá trình mua bán phải không thuộc vào danh mục bị cấm được quy định trong phụ lục của
– Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
– Các chất ma túy
– Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách.
– Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị phát bức xạ hoặc nguồn phóng xạ.
Như vậy, các máy móc, trang thiết bị không thuộc trong danh sách bị cấm trong phụ lục thì các bên có thể dễ dàng tiến hành thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị khi có nhu cầu.
2. Nội dung của hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị:
Nội dung chính của bản hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị bao gồm:
– Căn cứ pháp lý áp dụng trong bản hợp đồng
– Thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng
– Điều khoản về nội dung của hợp đồng
– Kỹ thuật máy móc và giá bán
– Thời gian và hình thức thanh toán
– Hình thức giao hàng và chế độ bảo hành máy móc, trang thiết bị
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
3. Mẫu hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN MÁY MÓC THIẾT BỊ
(Hợp đồng số: …/HĐMB)
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số …/CP ngày …. Quy định về ……
Căn cứ vào nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên,
Hôm nay, ngày …tháng … năm 2020 Tại địa chỉ ……
Chúng tôi gồm có:
Bên bán (sau đây gọi tắt là bên A)
Địa chỉ trụ sở: ……
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ……
Mã số thuế: ……
Tài khoản: ………
Do ông/bà làm đại diện: …… chức vụ: ……
Điện thoại liên hệ: ………Fax: ……
Bên mua (sau đây gọi tắt là bên B)
Địa chỉ trụ sở: ………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ……
Mã số thuế: ………
Tài khoản: ……
Do ông/bà làm đại diện: ……Chức vụ: ……
Điện thoại liên hệ: .. Fax: ……
Sau khi hai bên bàn bạc, thống nhất cùng đồng ý ký hợp đồng mua bán thiết bị máy móc và cam kết thực hiện đúng các điều khoản sau đây:
Điều 01. Nội dung của hợp đồng
Theo đề nghị của bên A, bên B nhận đơn hàng và sản xuất mẫu máy móc, thiết bị: …. Với số lượng: ……
Địa chỉ giao hàng: ………
Điều 02. Kỹ thuật máy móc và giá bán
1. Kỹ thuật của máy móc, thiết bị
+ Kiểu dáng, kỹ thuật: do bên B nghiên cứu và chế tạo
+ Quy cách: …
+ Công suất hoạt động: ……
2. Giá bán sản phẩm: …
+ Chi phí vận chuyển, lắp ráp thiết bị sẽ do bên B chịu trách nhiệm
Điều 03. Thời gian và hình thức thanh toán
Bên A sẽ tiến hành thực hiện thanh toán cho bên B chia làm … đợt, như sau:
+ Đợt 01. Thanh toán …% giá trị (tương đương … triệu đồng) ngay sau khi hợp đồng được ký kết. Số tiền này đồng thời cũng được xem là khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
+ Đợt 02. Thanh toán …% còn lại sau khi bên B nhận được hàng, thực hiện chạy thử thành công và hai bên lập biên bản nghiệm thu máy móc, thiết bị để đưa vào trực tiếp sử dụng.
Sau mỗi đợt nhận tiền, Bên B sẽ xuất hóa đơn VAT cho bên A.
Trường hợp bên A thanh toán chậm thì phải chịu thêm phần lãi suất cho thời gian chậm thanh toán là …%/tháng.
Điều 04. Giao hàng và chế độ bảo hành máy móc, thiết bị
1.Thời gian giao hàng: … ngày, kể từ ngày bên A thực hiện thanh toán tiền cho bên B đợt 01.
2.Nếu trường hợp bên B thực hiện giao chậm hơn thời gian mà hai bên đã thỏa thuận giao hàng quá … ngày thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Khi đó, bên B sẽ phải hoàn trả cho bên A số tiền đặt cọc đã nhận và phải chịu một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng là … triệu đồng.
3.Thời gian bảo hành: …tháng kể từ ngày Bên A giao hàng. Chi phí đi lại bảo hành do bên B chịu.
Điều 05. Quyền và nghĩa vụ của bên A
………
Điều 06. Quyền và nghĩa vụ của bên B
………
Điều 07. Điều khoản chung
+ Mọi thay đổi, bổ sung nội dung của hợp đồng sẽ chỉ có giá trị pháp lý khi được hai bên cùng nhau bàn bạc và có sự đồng ý bằng văn bản.
+ Hai bên đồng ý thực hiện đúng các cam kết với những điêù khoản trên. Mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng sẽ do hai bên bàn bạc, thống nhất giải quyết, trường hợp không tự thương lượng để giải quyết được sẽ đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết, được lập thành …bản, mỗi bên giữ … bản, có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị:
Phần một thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng: yêu cầu ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết giống như các giấy tờ bản gốc có liên quan.
Phần hai là phần quan trọng của hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị là phần nội dung;
+ Điều 1. Nội dung của hợp đồng : ghi rõ ràng tên máy móc, trang thiết bị, số lượng và địa chỉ giao hàng khi hai bên thực hiện việc giao nhận sản phẩm.
+ Điều 2. Kỹ thuật máy móc và giá bán
Phần kỹ thuật ghi đầy đủ các thông tin về kiểu dáng, quy cách, công suất hoạt động, bên bán sẽ là bên nghiên cứu và thiết kế ra máy móc, trang thiết bị.
Phần giá bán: hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về mức giá mua và bán máy móc, khi đã đồng ý với mức giá đó thì sẽ ghi vào trong hợp đồng. Các chi phí vận chuyển và lắp ráp sẽ do bên bán chịu trách nhiệm.
+ Điều 3. Thời gian và hình thức thanh toán. Việc này cũng sẽ được hai bên thương lượng với nhau về hình thức thanh toán và các đợt thanh toán phần tiền mua máy móc, trang thiết bị. Và trong trường hợp mà bên mua mà thanh toán chậm thì sẽ phải chịu phần lãi suất cho thời gian chậm thanh toán. Đồng thời cần phải xuất hóa đơn có thuế VAT.
+ Điều 4. giao hàng và chế độ bảo hành với máy móc, trang thiết bị. Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua, nếu chậm thời gian giao hàng thì bên mua có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bên bán có thể bị phạt. Bên mua cũng phải cung cấp cho bên mua thời gian bảo hành các máy móc, trang thiết bị trong thời gian là bao lâu. Trong thời gian bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm sửa chữa nếu như máy móc trang thiết bị có sự cố hỏng hóc.
+ Điều 5,6 là phần điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên: Ở đây các bên sẽ thương lượng với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên phải thực hiện trong hợp đồng. Các điều khoản không giới hạn những phải đúng với các quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu như có sửa đổi bổ sung thêm điều khoản nào thì cần phải được lập thành văn bản và được sự đồng ý của hai bên. Hai bên cần tuân thủ thực hiện đúng những cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng trên tinh thân tôn trọng lẫn nhau. Hợp đồng được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản để tiện cho việc thực hiện hợp đồng cũng như giám sát các bên thực hợp đồng. Các bên sẽ thống nhất về thời gian hợp đồng có hiệu lực từ bao giờ.
Khi soạn thảo hợp đồng cần chú ý đến hình thức của hợp đồng phải đúng với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung chính của hợp đồng phải được ghi nhận đầy đủ các phần, đặc biệt là các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng. Ngoài ra các bên cũng cần phải đề xuất những biện pháp giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong thời gian thực hiện hợp đồng. Câu văn trong hợp đồng cần phải ngắn gọn, xúc tích, tránh sử dụng những từ ngữ quá chuyên ngành khiến các bên không thể hiểu đúng tinh thần, bản chất của hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật công chứng 2014;
– Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.