Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện nay không có quy định về ngôn ngữ bắt buộc phải thể hiện trong hợp đồng lao động. Vì vậy, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng lao động có được soạn bằng tiếng nước ngoài không?
Nhiều người hiện nay đang thắc mắc về ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo hợp đồng. Về bản chất, hợp đồng là sự thoả thuận của các bên. Hợp đồng được soạn thảo cần phải phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế, căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 20150 có quy định cụ thể bắt buộc hợp đồng phải dùng ngôn ngữ bằng tiếng Việt để giao kết, theo đó tùy thuộc vào người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình giao kết hợp đồng để có thể lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về ngôn ngữ của hợp đồng. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
– Tự nguyện, thiện chí, trung thực, bình đẳng và hợp tác trong quá trình giao kết hợp đồng;
– Tự do giao kết
Xét về mặt chủ thể trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, người giao kết hợp đồng lao động phải là người có đầy đủ thẩm quyền ký hợp đồng lao động đó và người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện để tham gia quan hệ lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của
– Người lao động sẽ phải có nghĩa vụ trực tiếp tiến hành thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động;
– Đối với các công việc theo mùa vụ hoặc các công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, nhóm người lao động với độ tuổi từ đủ 18 tuổi cho nên có thể thực hiện hoạt động ủy quyền cho một người lao động trong nhóm đó để thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, trong trường hợp này thì hợp đồng lao động bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực giống như giao kết với từng người lao động trên thực tế. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền thực hiện sẽ cần phải kèm theo danh sách trong đó ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động trong nhóm;
– Người giao kết hợp đồng lao động đại diện cho phía bên người sử dụng lao động phải là những người thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu các cơ quan tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc những người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người được đại diện của các hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Có cá nhân trực tiếp sử dụng người lao động.
– Người giao kết hợp đồng lao động đại diện cho phía người lao động sẽ phải là người thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lao động trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 và cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm thực hiện
Do đó có thể nói, người nào có đầy đủ điều kiện ký và giao kết hợp đồng lao động thì sẽ có quyền tham gia quan hệ lao động.
Pháp luật về lao động hiện nay không nghiêm cấm hành vi giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài. Theo đó, có thể giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài, tuy nhiên các bên vẫn nên yêu tiên lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Việt để giao kết hợp đồng lao động. bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện nay không có quy định về ngôn ngữ được thể hiện trong hợp đồng lao động. Hay nói cách khác, người sử dụng lao động và người lao động vẫn có thể giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài.
Như vậy, hợp đồng lao động với người nước ngoài có thể được giao kết bằng tiếng việt hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài khác tùy thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động và phù hợp với quy định của pháp luật. Trong quá trình giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài thì vẫn cần phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 15 của Bộ luật lao động năm 2019.
2. Ưu tiên áp dụng ngôn ngữ nào để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động song ngữ?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng, theo đó hợp đồng là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong quá trình tham gia hợp đồng đó. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng lao động được xem là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương và điều kiện lao động của người lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động;
Trong trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận bằng một tên gọi khác nhưng nội dung vẫn thể hiện một công việc có trả công, tiền lương phải đặt dưới sự quản lý điều hành và giám sát của một bên thì vẫn sẽ được coi là hợp đồng lao động;
– Khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động sẽ cần phải thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó.
Như vậy có thể nói, hợp đồng lao động chính là căn cứ phản ánh sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Theo như phân tích nêu trên thì pháp luật hiện nay không nghiêm cấm hành vi giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình xảy ra tranh chấp và nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền, sử dụng để làm căn cứ trong một vụ án tranh chấp lao động thì hợp đồng lao động đó cần phải được dịch sang tiếng Việt, cần phải được tiến hành thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, xét về mặt thực tế, nếu xảy ra tranh chấp tại Việt Nam thì các bên đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam thông thường sẽ được áp dụng hợp đồng bằng tiếng việt nam.
Có thể nói, ngoại trừ một số lĩnh vực riêng biệt thì các bên có thể lựa chọn ngôn ngữ của hợp đồng. Tuy nhiên trong quan hệ hành chính và làm việc với cơ quan có thẩm quyền, hầu hết các ngôn ngữ được quy định đó phải là tiếng Việt, điển hình là thuế, kế toán … Do đó hợp đồng đã ký kết không phải là tiếng việt thì cần phải được dịch và công chứng sang tiếng Việt. Đó là lý do các bên thường soạn thảo hợp đồng xong ngữ để có thể lấy bản tiếng Việt dùng làm cơ sở để làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Hay nói cách khác, ngôn ngữ ưu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp thông thường sẽ là ngôn ngữ tiếng Việt.
3. Hợp đồng lao động soạn bằng tiếng nước ngoài phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nội dung của hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động được soạn bằng tiếng nước ngoài cũng cần phải đáp ứng được những nội dung chủ yếu sau:
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động;
– Họ tên và ngày tháng năm sinh, giới tính và địa điểm cư trú, số giấy tờ tùy thân của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc, thời gian của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc và mức lương theo chức danh, thời hạn trả lương, hình thức trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị bảo hộ cho người lao động;
– Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
– Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019;