Thông tin được ghi nhận trong hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng mà hầu hết đều được người lao động và người sử dụng lao động thực hiện. Vậy, hợp đồng lao động bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng lao động bắt buộc ghi thông tin nơi ở hiện tại không?
Hợp đồng lao động khi các bên tiến hành ký kết với nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thống nhất thỏa thuận về những nội dung liên quan đến công việc như liên quan đến các quy định về trả công tiền lương điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động là văn bản có giá trị pháp lý chính vì vậy nội dung được ghi nhận trong hợp đồng cũng phải tuân thủ theo đúng quy định mà pháp luật lao động đã ghi nhận. Hiện nay tại khoản 1 Điều 21
– Các thông tin của người sử dụng lao động bao gồm tên địa chỉ họ tên chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Những thông tin của người lao động thì phải chứa đựng các thông tin như họ tên ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Trong hợp đồng này cũng phải ghi nhận rõ công việc mà các bên thỏa thuận làm việc với nhau địa điểm tiến hành thực hiện hợp đồng lao động;
– Hợp đồng lao động hiện nay có thể tồn tại dưới thức khác nhau có thể hợp đồng có thời hạn không thời hạn hoặc hợp đồng thời vụ trong hợp đồng này cũng phải ghi nhận rõ thời hạn của hợp đồng lao động diễn ra là trong vòng bao lâu;
– Để đảm bảo sự minh bạch trong các thông tin thỏa thuận với nhau thì mức lương theo công việc hoặc chức danh hình thức trả lương thời hạn trả lương phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác cũng phải được ghi nhận đầy đủ;
– Tùy thuộc vào tính chất công việc nếu doanh nghiệp có chế độ nâng bậc nâng lương thì cũng phải được ghi nhận;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng là một trong những điều khoản quan trọng phải ghi nhận trong hợp đồng này để đảm bảo sức khỏe của người lao động;
– Trong một số công việc có tính nguy hiểm thì người lao động phải được trang bị thiết bị bảo hộ;
– Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động và người lao động thực phải thực hiện việc nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Nếu trong quá trình thực hiện lao động mà có phát sinh được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề thì cũng phải ghi nhận.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 của Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH cũng đã ghi nhận về việc các nội dung phải được ghi nhận trong hợp đồng lao động. Theo đó người lao động sẽ phải thực hiện việc cung cấp thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú hiện tại, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu người giao kết hợp đồng lao động; và các thông tin liên quan đến số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, số giấy phép lao động hoặc các văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người lao động ở nước ngoài; trong trường hợp người chưa đủ 15 tuổi tham gia vào lao động thì cần có tên, địa chỉ, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu ,số điện thoại địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.
Cũng theo quy định tại Khoản 1 Khoản 3 Thông tư này thì việc tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên chức danh của người giao kết hợp đồng lao động cũng phải được thể hiện rõ trong hợp đồng. Với quy định nêu trên, nội dung trong hợp đồng lao động bắt buộc phải chứa đựng thông tin nơi ở hiện tại của các bên, trong đó có bên sử dụng lao động và người lao động.
Như vậy nếu cá nhân khi tham gia khi kết hợp đồng lao động nếu được yêu công ty yêu cầu cung cấp thông tin về nơi ở hiện tại thì bắt buộc phải thực hiện nếu cá nhân này thực sự muốn làm việc tại đây. Còn người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm tuân thủ theo đúng quy định về việc cung cấp thông tin giao kết.
2. Điền thông tin nơi ở hiện tại trong hợp đồng lao động thì ghi nơi thường trú hay nơi tạm trú?
Như đã biết, theo quy định của Bộ luật lao động cũng như Nghị định liên quan quy định rằng: cá nhân là người lao động và người sử dụng lao động phải điền thông tin là nơi cư trú trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng đều biết cách ghi nơi cư trú của công dân. Mọi người sẽ nghĩ việc nơi cư trú sẽ là nơi thường trú giống như các thông tin được ghi nhận trong thẻ căn cước công dân của mình. Nhưng tại Điều 11 của Luật cư trú năm 2020 thì nơi cư trú của công dân được hiểu là bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trong trường hợp mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì nơi cư trú công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này, cụ thể:
+ Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú nếu không đủ điều kiện để tiến hành đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người này thì sẽ lựa chọn nơi mà người đó đang sinh sống để ghi vào hợp đồng lao động;
+ Đối với trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống;
+ Cá nhân không có nơi thường trú nơi tạm trú phải có trách nhiệm khai báo thông tin về cư trú đối với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Với quy định nêu trên người lao động khi ghi thông tin là nơi cư trú trong hợp đồng lao động có thể lựa chọn nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trường hợp không có xác định được nơi thường trú nơi tạm trú thì nơi cư trú công dân là nơi ở hiện tại. Chính vì vậy cá nhân sẽ không có bất kỳ lý do gì để nêu ra rằng việc mình sẽ không thể cung cấp thông tin về nơi cư trú của mình, pháp luật đã quy định những điều khoản tạo những điều kiện tối đa cho người lao động thì khi tham gia ký kết hợp đồng nên người lao động và người sử dụng lao động cần nghiêm túc tuân thủ quy định này để đảm bảo tính pháp lý trong hợp đồng được ký kết.
3. Quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động được Bộ luật Lao động 2019 quy định. Nội dung xoay quanh vấn đề này được quy định tại Điều 18 cụ thể:
– Đối với người lao động:
+ Cá nhân này hoàn toàn có thể trực tiếp giao kết hợp đồng lao động;
+ Trừ một số trường hợp đối với công việc thực hiện theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên hoàn toàn có thể để trong một người đại diện trong nhóm tiến hành giao kết hợp đồng.
Khi tiến hành để trong một người đại diện giao kết hợp đồng phải có văn bản ủy quyền một cách hợp pháp; với trường hợp này thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản mà không thể lựa chọn một hình thức khác; văn bản này sẽ có hiệu lực được áp dụng với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết khi thực hiện với người sử dụng lao động phải kèm theo các danh sách ghi rõ họ tên ngày tháng năm sinh giới tính nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động;
– Liên quan đến thẩm quyền giao kết hợp đồng về phía bên người sử dụng lao động:
+ Cá nhân là người sử dụng lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây mới có quyền được tiến hành giao kết đó là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Cá nhân là người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật hoặc những người được ủy quyền lợi cá nhân có thẩm quyền theo quy định;
+ Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tiến hành giao kết hợp đồng thì người đại diện của những đối tượng này thực hiện hoặc cá nhân được ủy quyền theo đúng quy định pháp luật;
Như vậy, cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khi trực tiếp sử dụng lao động sẽ được có thẩm quyền ký kết hợp đồng; Người lao động có thể tự giao kết hợp đồng liên quan đến quan hệ lao động của cá nhân, trừ một số trường hợp như người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia lao động thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; Cá nhân là người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp sau kết hợp đồng lao động;
Lưu ý rằng: Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động sẽ không được tiến hành ủy quyền lại trong một người khác để tiến hành giao kết hợp đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật cư trú năm 2020;
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.