Tôi nhận trông giữ xe máy cho bạn, để xe dưới trời mưa nên đã bị hư hại, khi lấy xe thì bắt tôi bồi thường, tôi chỉ là trông hộ không lấy tiền. Luật sư cho hỏi: tôi có phải bồi thường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhận trông giữ chiếc xe máy cho bạn tôi, nhưng không may để xe dưới trời mưa nên xe đã bị hư hại một số bộ phận, khi bạn tôi lấy xe thì bắt tôi bồi thường vì đã không trông giữ cẩn thận, nhưng tôi chỉ là người trông hộ và không lấy phù lao, vậy xin hỏi luật sư tôi có phải bồi thường không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Với trường hợp của bạn thì có thể thấy được rằng bạn của bạn đã thực hiện một hợp đồng gửi giữ với nhau. Mặc dù hợp đồng chỉ được giao kết bằng miệng của hai người không có giấy tờ cũng như sự ràng buộc hoặc thảo thuận phù lao trông xe cũng như trách nhiệm bồi thường. Nhưng khi đã thực hiện hợp đồng gửi giữ với nhau mặc dù bạn chỉ trông giữ xe giúp cho bạn của mình mà không lấy tiền nhưng bạn cũng đã ràng buộc nghĩa vụ của mình vào trong hợp đồng đấy, bởi lẽ khi được giao trông giữ chiếc xe nghĩa vụ của bạn là phải bảo đảm cho chiếc xe vẫn còn tính nguyên vẹn và vẫn còn sử dụng được cho đến khi chủ của nó sở sử dụng. Nhưng khi trông giữ chiếc xe bạn đã không hoàn thành nghĩa vụ của mình là bảo quản giữ gìn nó mà đã làm nó hư hại một số bộ phận do để dưới mưa, bởi vì lỗi này bạn hoàn toàn có thể khắc phục được nhưng bạn không khắc phục mà để mặc kệ cho nó sảy ra. Do vậy chủ của chiếc xe (bạn của bạn) yêu cầu đòi bồi thường là hoàn toàn hợp lý, bởi trước khi trông giữ xe bạn ngầm hứa với chủ chiếc xe sẽ bảo quản và trông giữ.
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”:
Điều 559. Hợp đồng gửi giữ tài sản
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
>>> Luật sư
Tuy nhiên theo điều 559 “Bộ luật dân sự 2015” có thể thấy được đây là hợp đồng gửi giữ giữa bạn và người bạn của bạn là hợp đồng tự nguyện, thỏa thuận và mục đích của của việc gửi giữ là trông giúp xe chứ không phục vụ mục địch thương mại thu tiền, thu phí và sự cố hư hại của chiếc xe là lỗi vô ý và bạn cũng không mong muốn có sự cố sảy ra với chiếc xe. Do vậy việc bồi thường của bạn đối với người kia có thể thỏa thuận nếu hai bên nhất trí có thể đi đến hòa giải và không cần bồi thường.