Một trong những vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp cần chú ý trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ chính là hợp đồng chuyển giao công nghệ. Vậy, các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề gì về mẫu và nội dung soạn thảo của hợp đồng chuyển giao công nghệ?
Mục lục bài viết
1. Chuyển giao công nghệ được hiểu như thế nào?
Có thể nói một trong những sản phẩm của lao động – tinh hoa của trí tuệ con người được tạo ra cho xã hội chính là công nghệ. Đây không chỉ là công cụ quan trọng giúp các quốc gia sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có mà còn là chìa khóa của sự phát triển. Nếu như ở các nước phát triển họ có nhu cầu lớn về công nghệ đồng thời có thế mạnh để phát triển đầu tư nghiên cứu về công nghệ thì đối với các nước đang phát triển như Việt Nam điều này lại đang bị hạn chế, chính vì thế việc chuyển giao công nghệ được coi là một trong những giải pháp cả hai bên cùng có lợi.
Hiện nay, căn cứ theo Khoản 7, 8, 9, 10 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 đã quy định rõ về chuyển giao công nghiệp như sau:
– Chuyển giao công nghệ được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
– Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
– Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
– Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay song song với việc hội nhập và tự do hóa thương mại thì vấn đề đổi mới công nghệ với tốc độ cao đã gây ra sức ép cạnh tranh lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải không ngừng đổi mới công nghệ. Trước thực trạng này, Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực thi hành đã góp phần bảo đảm hành lang pháp lý vững chắc, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này, Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ và hướng dẫn soạn thảo những nội dung cơ bản của hợp đồng theo quy định mới nhất của pháp luật.
2. Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Số:../…/HĐCGCN
- Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ
Bộ luật dân sự năm 2015 ; - Căn cứ
;Luật thương mại năm 2005 - Căn cứ
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 , sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022; - Căn cứ
Luật cạnh tranh năm 2004 .
Hôm nay ngày…..tháng……năm….. Tại địa điểm: …
Chúng tôi gồm:
Bên A
Cá nhân/tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Điện thoại:… Fax: …
Tài khoản số: …
Đại diện là: …
Chức vụ: …
Giấy ủy quyền (nếu thay người đại diện theo pháp luật ký) số:… ngày……tháng….năm….
Bên B
Cá nhân/tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Điện thoại…. Fax: …
Tài khoản số: ….
Đại diện là: …
Chức vụ: …
Giấy ủy quyền (nếu thay người đại diện theo pháp luật ký) số:.. ngày……tháng….năm….
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Giải thích từ ngữ (1)
Các cụm từ viết hoa được sử dụng với ý nghĩa như sau:
…
Điều 2: Nội dung công nghệ được chuyển giao (2)
(i) Bên A chuyển nhượng quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) đối với công nghệ …cho bên B.
(ii) Công nghệ được chuyển giao có tính năng và số liệu kĩ thuật như sau:
…
(iii) Công nghệ được chuyển giao được dùng trong sản xuất …có tiêu chuẩn, chất lượng như sau:
…
Điều 3: Giá, phương thức thanh toán (3)
Đơn giá của công nghệ được chuyển giao trên là giá… theo văn bản… (nếu có) của …
Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức… trong thời gian….
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ các bên (4)
(i) Quyền và nghĩa vụ của bên A
…
(ii) Quyền và nghĩa vụ của bên B
…
Điều 5: Phương thức chuyển giao công nghệ
(i) Bên A thực hiện chuyển giao cho bên B theo tiến độ sau sau:
…
(ii) Bên A thực hiện chuyển giao cho bên B tại …….Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên……….. chịu.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng công nghệ
(i) Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng của công nghệ cho bên nhận chuyển giao trong thời gian là….tháng.
(ii) Bên A phải cử 2 chuyên gia hướng dẫn sử dụng và đạo tạo nhân lực cho bên mua trong thời gian… tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Điều 7: Trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng
(i) Bên A và bên B cùng cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các vấn đề mà hai bên đã thỏa thuận trong các điều khoản của hợp đồng này, không được đơn phương hủy bỏ, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng. Bên nào có hành vi vi phạm mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt ….. % giá trị của hợp đồng.
(ii) Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng (5)
(i) Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được nỗ lực giải quyết thông qua thương lượng hòa giải giữa các bên trong thời hạn tối đa ….. ngày làm việc.
(ii) Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa hai bên mà không thể giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải sẽ được đưa ra và giải quyết tại …..
Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng (6)
(i) Hợp đồng này có hiệu lực ….năm kể từ ngày hai bên ký kết hợp đồng hoặc ……
Trong thời hạn …. ngày kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực, các bên phải tiến hành thanh lý hợp đồng. Bên …. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
(iii) Hợp đồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Khi hết thời hạn ghi trong Hợp đồng
– Theo thỏa thuận chung giữa các bên; và
– Khi hợp đồng bị hủy hoặc bị đình chỉ bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có sự vi phạm pháp luật.
Hợp đồng này được làm thành ….. bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ…..bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
Ký tên, đóng dấu Ký tên, đóng dấu
3. Một số lưu ý trong soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ:
(1) Định nghĩa các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có) nhằm thống nhất cách hiểu giữa các bên khi thực hiện hợp đồng.
(2) Nội dung công nghệ được chuyển giao phải nêu rõ tên của công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm đó.
(3) Giá, phương thức thanh toán
Theo quy định tại Điều 27 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017, các bên được quyền tự thỏa thuận với nhau về giá công nghệ được chuyển giao. Tuy nhiên, giá công nghệ phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá nếu một trong các bên giao kết hợp đồng thuộc một trong trường hợp sau:
– Có vốn nhà nước
– Giữa các bên giao kết hợp đồng có quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con
– Giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.
Các bên giao kết trong hợp đồng có thể thỏa thuận áp dụng một trong các phương thức thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 như: trả bằng tiền hoặc hàng hóa (có thể làm một hoặc nhiều lần), trả theo phần trăm (về giá bán tinh, doanh thu thuần, lợi nhận trước thuế,…) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp,…
(4) Quyền và nghĩa vụ của các bên do các bên tự thỏa thuận và tuân theo quy định tại Điều 25, 26 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 như sau:
– Các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ đều có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu bên còn lại phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
+ Trong trường hợp cần thiết, các bên có thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ thông qua thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao
+ Có quyền yêu cầu bên vi phạm phải khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại do việc vi phạm gây ra.
– Các bên giao kết hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Các bên phải có trách nhiệm bảo mật các thông tin liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán và các nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng
Lưu ý:
– Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì việc thực hiện các thủ tục để được cấp Giấy phép chuyển giao sẽ do bên nhận chuyển giao (với đối tượng bị hạn chế chuyển giao từ nước ngoài) và bên chuyển giao (nếu công nghệ hạn chế chuyển giao từ Việt Nam) thực hiện.
(5) Các bên cần nêu rõ cơ quan cụ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ví dụ: Trung tâm trọng tài quốc tế SIAC,…
(6) Thời hạn thực hiện hợp đồng
– Trong trường hợp chuyển giao công nghệ là đối tượng thông thường, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về thời hạn thì hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp đồng.
– Riêng với công nghệ thuộc đối tượng hạn chế chuyển giao, các bên nếu không thỏa thuận được thì hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm công nghệ đó được cấp Giấy phép chuyển giao.