Hỏi về việc xử lý kỷ luật Đảng viên. Đảng viên vi phạm kỷ luật thì xử lý như thế nào?
Hỏi về việc xử lý kỷ luật Đảng viên. Đảng viên vi phạm kỷ luật thì xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Đồng chí Nguyễn Văn A là đảng viên thuộc đảng ủy cơ sở quản lý có vi phạm phải đến mức kỷ luật thuộc thẩm quyền của đảng ủy cơ sở. Với trách nhiệm là phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã tham mưu và đề xuất xử lý việc này như thế nào hoặc hướng dẫn đảng ủy xử lý việc này như thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011.
2. Luật sư tư vấn:
Điều 32 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 có quy định:
“Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ :
1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
3. Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật.
5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.
6. Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp”.
Thêm vào đó Điều 36 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
"1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.
……"
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ các quy định trên thì Ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã không có thẩm quyền thi hành kỷ luật mà chỉ có quyền xem xét, kết luận; đề nghị với Đảng uỷ xã và Uỷ ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định kỷ luật; giải quyết khiếu nại về kỷ luật trong việc thi hành kỷ luật đối với đảng viên và tổ chức đảng hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đề nghị của tổ chức đảng và kết luận của cơ quan pháp luật, nếu thấy đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì ủy ban kiểm tra quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp ủy xem xét, quyết định kỷ luật. Chỉ trong trường hợp đặc biệt như đảng viên vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao hoặc nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết, hoặc đảng viên vi phạm trong cùng một vụ việc có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp thì Ủy ban kiểm tra mới có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật.
Như vậy, qua đó có thể khẳng định, khi đồng chí Nguyễn Văn A là đảng viên thuộc đảng ủy cơ sở quản lý có vi phạm phải đến mức kỷ luật thuộc thẩm quyền của đảng ủy cơ sở thì Ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã không phải là cơ quan có thẩm quyền tham mưu và đề xuất xử lý hoặc hướng dẫn Đảng ủy xử lý việc này như thế nào. Ban thường vụ Đảng ủy chính là cơ quan trực tiếp hướng dẫn việc xử lý kỷ luật trong trường hợp này.