Trình tự thủ tục các bước giải quyết ly hôn? Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương? Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn? Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn?
Khi kết hôn không có một cặp vợ chồng nào muốn cuộc hôn nhân của mình tan vỡ. Tuy nhiên khi mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được, các bên có sự tranh chấp hay không thể tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân thì ly hôn là không thể tránh khỏi. Pháp luật Việt Nam hiện hành công nhận hai hình thức ly hôn bao gồm ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình tương ứng với sự đồng tình ly hôn của vợ chồng. Đối với hai hình thức ly hôn này tương ứng cũng có hai loại hồ sơ và hai trình tự – thủ tục ly hôn riêng.
Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình trực tuyến: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Trình tự thủ tục ly hôn chung:
Thủ tục ly hôn được quy định tại Mục I Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình 2014 theo đó cả hai trường hợp ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương đều áp dụng trình tự – thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ ly hôn
Hồ sơ ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn (áp dụng theo mẫu của Tòa án);
–
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (sử dụng bản chính);
– Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế giấy chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có, sử dụng bản sao có chứng thực);
– Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng (sử dụng bản sao chứng thực);
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…
– Các giấy tờ chứng minh về nghĩa vụ tài chính chung: Hợp đồng vay tài sản; Sổ vay vốn;…
Sau khi một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ nêu trên sau đó nộp hồ sơ tại
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả xử lý đơn
Sau khi đủ hồ sơ và đơn xin ly hôn trong thời hạn 03 ngày kể từ nhận được đơn, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán ra các quyết định liên quan đến vụ việc bao gồm thụ lý vụ án, trả lại đơn, chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Quyết định này được gửi cho cả nguyên đơn và bị đơn. Nguyên đơn nhận được quyết định của Thẩm phán sẽ phải thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí và cầm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí nộp lại cho Tòa án.
Bước 3: Hòa giải
Về thủ tục hòa giải bao gồm hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên pháp luật chỉ khuyến khích các bên hòa giải tại cơ sở chứ không bắt buộc. Thủ tục hòa giải tại Tòa án được quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 theo đó Tòa án có trách nhiệm tiến hành thủ tục hòa giải nhằm mục đích hàn gắn quan hệ vợ chồng.
Trường hợp hòa giải thành, Tòa án lập biên bản công nhận hòa giải thành và Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trường hợp hòa giải không thành, tùy từng hình thức ly hôn mà Thẩm phán ra các quyết định khác nhau.
2. Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương:
Nếu sau bước 3, Tòa án hòa giải không thành thì tiến hành lập biên bản về việc hòa giải không thành và Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
+ Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Bước 5: Mở phiên tòa xét xử
Nếu hòa giải không thành, Thẩm phán quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Thi hành
Sau 15 ngày kể từ ngày ra bản án mà các bên không thực hiện thủ tục kháng cáo thì bản án có hiệu lực, các bên bắt buộc phải thi hành.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương từ 04 – 06 tháng.
3. Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn:
Sau khi thực hiện xong thủ tục hòa giải, nếu hòa giải không thành, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản nếu Tòa án cho phép các bên xem xét và suy nghĩ lại. Sau 7 ngày Tòa án xét thấy các bên tự nguyện ly hôn, đồng thời đã có sự thỏa thuận của hai bên về phân chia tài sản, phân chia quyền nuôi con, đồng thời thỏa thuận này đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con, của các đương sự thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Thời gian ly hôn thuận tình từ 02 – 03 tháng. Thời hạn giải quyết nhanh nhất là 30 ngày.
Như vậy, để có thể thực hiện thủ tục ly hôn một cách nhanh nhất các bên cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Nguyên đơn và bị đơn phải có nơi cư trú rõ ràng;
– Khi ly hôn, hai bên thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản và phân chia quyền nuôi con;
– Các bên không có các nghĩa vụ tài chính hay tài sản chung cần phải có sự xác minh của Tòa án, không rơi vào các trường hợp phải hoãn, tạm hoãn theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự;
– Cả hai bên vợ và chồng đều muốn ly hôn và đều có thiện chí trong quá trình hợp tác ly hôn với Tòa án.
4. Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Dạ thưa luật sư em muốn hỏi vợ chồng em cưới nhau được 5 năm nhưng đến nay vẫn chưa có con nên vợ chồng không hạnh phúc không còn tình cảm nữa nay vợ đã cắt hộ khẩu về Quế Phong, Nghệ An rồi còn em thì đang hộ khẩu ở Yên Thành Nghệ An thì em nộp đơn ở đâu! Mong được sự giúp đỡ của luật sư. Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Bạn chưa nói rõ bạn thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn.
* Trường hợp 1: Nếu vợ chồng bạn thuận tình ly hôn, đây được coi là việc dân sự. Căn cứ điểm h) Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Nếu hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn, thì hai vợ chồng bạn có thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi bạn hoặc vợ bạn đang cư trú để giải quyết.
* Trường hợp 2: Bạn đơn phương ly hôn với vợ của bạn. Căn cứ Khoản 1 Điều 39
5. Thuận tình ly hôn nhưng Tòa triệu tập lại không có mặt?
Tóm tắt câu hỏi:
Hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn nhưng khi có giấy gọi của tòa thì chồng tôi không lên, lần 2 cũng không. Vậy thì quyết định thế nào? Chồng tôi đổi ý đòi quyền bắt con nhưng anh ấy không làm ra tiền và nhậu nhẹt quậy phá thậm chí con tôi không lại gần. Vậy toàn án quyết định thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn thuận tình nhưng chồng bạn vắng mặt cả hai lần tòa án triệu tập:
Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng bạn cùng mong muốn ly hôn và đã thỏa thuận được về việc nuôi con, chia tài sản chung giữa hai vợ chồng và không có vấn đề gì tranh chấp với nhau. Khi thuận tình ly hôn, vợ chồng bạn làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gửi tới Tòa án và được giải quyết tại Tòa án theo thủ tục giải quyết việc dân sự.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 367
Thứ hai, về quyền nuôi con khi ly hôn:
Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 81
Mặt khác, Toà án còn cân nhắc về thời gian chăm sóc con chung, chẳng hạn nếu một trong hai bên đáp ứng về mặt vật chất cho con nhưng về mặt tinh thần lại không có thì cũng khó có thế được giành quyền nuôi con ví dụ như thường xuyên đi công tác, hay đi tù…hoặc vì lý do nào đó không có điều kiện dạy dỗ bảo ban con, sống cùng con. Trường hợp con từ đủ bảy tuổi trở lên, Tòa án còn xem xét thêm nguyện vọng của con.
Theo như bạn trình bày, chồng bạn không có thu nhập, thường xuyên say xỉn và đập phá làm con bạn sợ không đến gần. Vì vậy trường hợp của bạn, khi ly hôn Tòa án sẽ giao con cho bạn nuôi trực tiếp.