Bà mất có ủy quyền lại cho bác và ba em sử dụng đất. Bác đã làm sổ đỏ có tên bác, không có tên ba em. Bác khởi kiện đòi gia đình em căn gác nhỏ đang sinh sống ở trong nhà của bác. Bác có quyền làm vậy không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư ! Hiện nay em đang cư trú tại số nhà 278B, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. Năm 1975, căn nhà này được cậu của ba em ủy quyền cho bà nội em chiếm hữu và sử dụng.
Khi bà nội em mất năm 1998, bà có ủy quyền lại cho bác và ba em sử dụng (ba em và bác em là anh em cùng mẹ khác cha). Hiện nay, hộ khẩu thường trú của căn nhà đều có tên ba em và bác em, nhưng bác em là đại diện chủ hộ. Thời gian gần đây, em mới được biết bác em đã đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác trên đất. Trên tờ khai chỉ có tên bác em chứ không có tên ba em. Hiện giờ, bác em đang gửi đơn lên Tòa án kiện đòi gia đình em căn gác nhỏ gia đình em đang sinh sống ở trong căn nhà của bác ý. Vậy Luật sư có thể tư vấn cho em hành vi của bác em có đúng pháp luật hay không? Ba em có quyền khiếu nại để đòi lại quyền sở hữu ngôi nhà đó không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Với những thông tin bạn cung cấp, tôi dự liệu 2 trường hợp có thể xảy ra và đưa ra cách giải quyết cho từng trường hợp. Tuy nhiên, để có cách giải quyết phù hợp nhất, bạn xin vui lòng cung cấp thêm các thông tin để tôi có thể giải quyết giúp bạn.
– Trường hợp thứ nhất: Việc ủy quyền của cậu của ba bạn ( tôi xin mạn phép gọi là ông cậu cho tiện trình bày) cho bà nội bạn là ủy quyền định đoạt hợp pháp. Một căn cứ chứng minh hợp pháp đó là
Trong trường hợp này, ông cậu của bạn đã ủy quyền định đoạt ngôi nhà cho bà nội bạn, bà nội bạn có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngôi nhà đó. Tuy nhiên, một vấn đề nữa cần xác minh đó là bà nội bạn có làm hợp đồng ủy quyền định đoạt cho bác và ba bạn hay không?. Hay đó chỉ là ủy quyền sử dụng không thôi?. Tôi giả sử trường hợp bà nội bạn ủy quyền định đoạt cho bác và ba của bạn, thì lúc này căn nhà thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của cả bác và ba bạn. Hay nói cách khác, căn nhà thuộc sở hữu chung của bác và ba bạn. Như vậy, nếu bác bạn đi làm giấy tờ nhà mà một mình đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà là hoàn toàn trái pháp luật, bởi lẽ căn nhà là sở hữu chung của cả ba bạn nữa. Chính vì vậy, ba bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các giấy tờ khác trên đất.
>>> Luật sư
– Trường hợp thứ hai, việc ủy quyền ở đây chỉ là ủy quyền sử dụng chứ không phải ủy quyền định đoạt:đây là trường hợp ông cậu của bạn chỉ ủy quyền cho bà nội bạn sử dụng ngôi nhà thôi mà không ủy quyền định đoạt. Đối với trường hợp này, rõ ràng bà nội bạn chỉ có quyền sử dụng ngôi nhà thôi chứ không có quyền để lại ngôi nhà cho bác và ba bạn sử dụng. Bởi lẽ, thực chất việc ủy quyền của ông cậu cho bà nội bạn là ủy quyền trong một phạm vi nhất định, cụ thể là chỉ được sử dụng thôi. Về mặt pháp lý thì ngôi nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của ông cậu bạn. Vì vậy, những vấn đề về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác trên đất của bác bạn cũng như việc bác bạn kiện đòi gia đình bạn căn gác trong ngôi nhà đó là không có căn cứ pháp luật.