Muốn tạm hoãn thi hành án thì phải có yêu cầu hoãn thi hành án bằng văn bản của Tòa án nhân dân Tối cao hoặc của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao để chờ giải quyết vụ án lại theo trình tự giám đốc thẩm.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Văn phòng luật sư Dương Gia ! Tôi có một vấn đáp và lo lắng mong được phía luật sư tư vấn, gia đình chúng tôi cư ngụ từ bác tôi còn sống, bác trước khi chết không để lại di chúc cho bằng giấy tờ mà chỉ nói miệng nhưng trong thời gian còn sống bác tôi có làm đơn bảo lãnh ba tôi vào ở và dựa theo di chúc bằng miệng ba tôi có làm 1 tờ tường trình nguồn gốc nêu rõ nhà là bác để lại cho ba tôi ở (đơn đó có chữ ký của tổ trưởng thời đó và 2 hàng xóm láng giềng biết vụ việc đó), ngoài ra chúng tôi còn có những chứng cứ khác như xác nhận của công an làm việc vào thời điểm đó là chỉ có bác tôi, ba tôi ,mẹ và chúng tôi cư ngụ những người kia chưa bao giờ sống ngôi nhà này bao giờ. nói mua 1974 nhưng năm 1974 bác vẫn là người đứng tên chủ sở hữu để kê khai và đến 1990 thì ba tôi đứng tên kê khai, đến 2009 thì là mẹ tôi. sau đó ba tôi kết hôn với mẹ tôi, khoảng tháng sau đó thì bác mất và ba tôi vẫn đứng tên chủ hộ kê khai để đóng thuế hàng năm bình thường, đến năm 2005 thì ba tôi mất, ngày xưa do nhà nghèo chúng tôi chưa thể làm sổ hồng hợp thức hóa đến khoảng 2010 mới có được khả năng làm thì bị cô tôi cùng mẹ khác cha với ba tôi tranh chấp đòi sở hữu nhà với lí do là mua căn nhà đó năm 1974. Nhưng trên thực tế họ không có giấy tờ mua bán cũng không có bất cứ giấy tờ gì liên quan đến ngôi nhà đang tranh chấp mà họ chỉ có 3 người làm chứng bằng miệng (họ viết tờ đơn nêu rõ là họ có chứng kiến rồi đem ra phường nhờ xác nhận chữ ký). 1 người làm chứng vào thời điểm đó chỉ mới 8 tuổi, 1 người thì 5 tuổi , còn 1 người thì không rõ lai lịch. Vậy mà khi ra tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử tòa lại tuyên quyền sở hữu cho chị ba tôi. Chúng tôi sống chiếm hữu công khai suốt 28 năm không ai tranh chấp nhưng khi biết gia đình tôi chưa làm được giấy tờ nhà thì vào tranh chấp, tính từ lúc bác tôi làm đơn bảo lãnh cho ba tôi vào năm 1986. Vì xử không công bằng làm ảnh hưởng đến lợi ích pháp lý cho gia đình tôi nên tôi đã nhờ đến báo pháp luật, họ cũng xem xét hồ sơ của gia đình tôi và khẳng định bản án sai nên đã viết 1 tờ báo về hoàn cảnh gia đình tôi. Đến nay gia đình tôi vẫn đang chờ tái giám đốc thẩm xử ở Hà nội xử lại nhưng bên phía thi hành án cứ đến bắt chúng tôi giao nhà, nỗi oan làm sao chúng tôi chịu khuất phúc, thế là bên thi hành án họp khu phố với hàng xóm là dặn khi họ đến kê biên nhà người dân không được xen vào, họ còn nói sẽ lây xe đến chở đồ đạc gia đình chúng tôi đi rồi bắt chúng tôi ra khỏi nhà, hành động này cũng được xem và có vũ lực rồi. Nay chúng tôi rất sợ không biết nên đối đáp thế nào, tôi xin được hỏi họ có quyền lấy đồ đạc của gia đình tôi đi không và có quyền cưỡng chế thi hành án bằng cách vứt đồ chúng tôi ra đường không, chúng tôi sợ họ sẽ dùng vũ lực để uy hiếp chúng tôi, rất mong luật sư tư vấn cho chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Việc hoãn thi hành án bản án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
“Điều 286. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để Xem Xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.”
Bên cạnh đó, theo Khoản 2, Điều 48 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định:
“Việc hoãn thi hành án có thể diễn ra khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế.”
>>> Luật sư
Như vậy, muốn được tạm hoãn thi hành án thì phải có yêu cầu hoãn thi hành án bằng văn bản của
Nếu như không có đơn yêu cầu bằng văn bản hoãn thi hành án của Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì cơ quan thi hành án có quyền áp dụng mọi biện pháp để cưỡng chế thi hành bản án.