Giá đề nghị trúng thầu? Quy định về Giá trúng thầu? Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu? Xử lý đối với trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp hơn 50%?
Đấu thầu đực hiểu là thông qua các phương thức khác nhau để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp để thực hiện các dự án hay chương trình đã được đặt ra. Trong đấu thầu thì có quy định các loại giá trúng thầu được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. vậy để hiểu hơn về giá trúng thầu là gì? và Xử lý đối với trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp hơn 50% như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Giá đề nghị trúng thầu
Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Theo
2. Quy định về Giá trúng thầu
2.1. Giá trúng thầu là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành (
– Giá hợp đồng không được vượt quá/ cao hơn giá trúng thầu. Đối với trường hợp khối lượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu được bổ sung dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải đảm bảo giá hợp đồng không được vượt giá gói thầu hoặc dự toán.
– Giá trúng thầu đối với Các Dự án, dự toán bao gồm nhiều gói thầu thì phải đảm bảo tổng giá hợp đồng không vượt tổng mức dự toán được phê duyệt.
– Giá trúng thầu Căn cứ vào quy mô và tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu và Các nhà thầu phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định mới được xét trúng thầu.
2.2. Các điều kiện được xét trúng thầu mới nhất theo quy định?
Giá trúng thầu được quy định Trường hợp đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn căn cứ tại Điều 42
+ Thứ nhất, Đối với nhà thầu là tổ chức: Đó là việc Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định, và Có đề xuất về kỹ thuật theo yêu cầu theo quy định. Có giá dự thầu sau sửa đổi, hiệu chỉnh; điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật và các điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá và lưu ý Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Thứ hai là Đối với nhà thầu là cá nhân quy định phải Có hồ sơ lý lịch, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu và Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt theo quy định của pháp luật
Lưu ý: Trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do một nhà thầu nào đó không trúng thầu. Trường hợp nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp. Căn cứ Điều 43 Luật đấu thầu 2020 quy định các nhà thầu thành công đấu thầu khi thỏa mãn những điều kiện sau đây:
+ Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ
+ Có khả năng và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu
+ Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
+ Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu
+ Có giá dự thầu sau sửa đổi, hiệu chỉnh, giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá
+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt và phải Lưu ý Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu
3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Tại Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu Luật đấu thầu 2020 quy định:
1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó để xác định được sự độc lập về pháp lý và về tài chính giữa các bên khi tham gia đấu thầu, và đối với khi mở và kiểm tra hồ sơ đề xuất về tài chính cần đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu. Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, và các tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét theo quy định.
Như vậy, nếu trong quá trình chấm thầu, và trong quá trình xét hồ sơ thầu mà tổ chuyên gia nói riêng, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu nói chung cần đánh giá chính xác các trường hợp phải đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, và nếu phát hiện cần nghiêm chỉnh loại do không bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Cạnh tranh trong đấu thầu Cần lưu ý là các nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu chỉ áp dụng đối với hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu hạn chế. Và ngoài ra nếu nhà thầu tham dự đấu thầu rộng rãi hoặc là các hình thức khác như chào hành canh tranh thì không áp dụng quy định đó hay nói cách khác kể cả trường hợp các nhà thầu có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu. Tuy nhiên các nhà thầu phải đáp ứng các quy định về bảo đảm cạnh tranh khác theo quy định nêu trên để trúng thầu hợp pháp theo quy định của pháp luật về đấu thầu
Đảm bảo việc cạnh tranh trong đấu thầu cũng là những điều kiện cần thiết để trúng thầu hợp pháp theo quy định, tránh các trường hợp trúng thầu nhưng dựa trên các hành vi gian lận và không công bằng đối với các nhà thầu khác theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý đối với trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp hơn 50%
Tóm tắt câu hỏi:
Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu về năng lực kinh nghiệm và giá thì bên công ty chúng tôi có tham gia dự thầu. Sau khi có trao đổi, nộp hồ sơ thì chúng tôi được thông báo là làm rõ các nội dung đối với phần giá vì giá đề nghị trúng thầu thấp hơn 50%. Như vậy trường hợp của bên tôi bị yêu cầu như vậy là đúng hay không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
Theo quy định của
Thứ nhất: Chứng minh, làm rõ các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;
Thứ hai: Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà thầu dẫn đến lợi thế về giá cả;
Thứ ba: Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật;
Trường hợp thỏa mãn được các điều kiện trên thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá trúng thầu và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.
Như vậy, việc yêu cầu làm rõ hồ sơ khi giá đề nghị trúng thầu có tỷ lệ dưới 50% là hoàn toàn đúng nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng trong đấu thầu.