Trong quá trình đấu thầu, mở thầu được hiểu là việc bên mời thầu sẽ thông báo công khai những thông tin cơ bản trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đó. Vậy thư giảm giá là gì? Quy định về thư giảm giá trong lúc mở thầu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về mở thầu:
1.1. Khái quát chung về mở thầu:
1.2. Trình tự, thủ tục mở thầu:
2. Một số quy định về thư giảm giá:
2.1. Thư giảm giá là gì?
Thư giảm giá được lập ra là do nhà thầu tự đưa ra mức giảm giá (hoặc giá trị giảm giá) so với giá dự thầu đã tính toán theo những “mức chuẩn” (chuẩn của nhà thầu, của nhà nước hay của Hồ sơ mời thầu quy định..). Trong thư giảm giá cần phải nêu và phân tích những lý do giảm giá.
Thư giảm giá hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Trước hết phải do người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận ký tên và đóng dấu tất nhiên trước ngày nộp thầu.
– Thứ hai phải đáp ứng tất cả các quy định nếu có trong Hồ sơ mời thầu về nội dung thư giảm giá. (Nếu ủy quyền phải là ủy quyền hợp pháp theo quy định pháp luật). Thư giảm giá không có quy định nào hướng dẫn cụ thể mà do trong thực tế cần áp dụng thư giảm giá sinh ra.
Thư giảm giá ra đời tạo sự thuận tiện bởi nhiều lẽ sau đây:
– Đảm bảo bí mật về giá bỏ thầu của nhà thầu: giá trị dự thầu bằng thư giảm giá chỉ có người ký mới biết (giám đốc). Người lập dự toán đấu thầu không thể biết.
– Giảm chi phí cho từng loại công việc là rất khó giải thích được thấu đáo hợp lý, đặc biệt là trên thực tế thời gian chuẩn bị HSDT ngắn và thực sự đấu thầu là một cuộc cạnh tranh khốc liệt.
– Thư giảm giá là công cụ hữu ích, là “bí kíp” được sử dụng rất linh hoạt mà không thể bị phát hiện để giá dự thầu là thấp nhất và sát giá đối thủ cận kề.
Như vậy, ta nhận thấy, thư giảm giá được hiểu một cách đơn giản là cam kết của nhà thầu bằng văn bản liên quan đến giá dự thầu nên là một bộ phận cấu thành của hồ sơ dự thầu.
2.2. Quy định về trường hợp hai thư giảm giá của nhà thầu:
Đối với trường hợp có hai thư giảm giá của nhà thầu đóng kèm trong hồ sơ dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) và được công khai, ghi vào trong biên bản mở thầu; nội dung trong hai thư giảm giá này có sự phù hợp, logic với nhau, bổ sung cho nhau để tính toán ra giá dự thầu sau giảm giá là cố định, không đổi thì cả hai thư giảm giá của nhà thầu đều hợp lệ. Trong trường hợp này, giá trị giảm giá của nhà thầu được tính bằng tổng giá trị giảm giá của hai thư giảm giá nêu trên.
Trường hợp hai thư giảm giá của nhà thầu không có sự phù hợp, logic với nhau, thể hiện hai giá dự thầu sau giảm giá khác nhau thì được coi là đề xuất các giá dự thầu khác nhau. Trong trường hợp này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là không hợp lệ.
2.3. Quy định về thư giảm giá trong lúc mở thầu:
Khoản 8 Điều 4
“8. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.”
Ta nhận thấu, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
Hiện nay, trong
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì thư giảm giá chỉ cần thỏa mãn những yêu cầu trên về nội dung hồ sơ đấu thầu và thẩm quyền ký thì thư giảm giá vẫn có hiệu lực; không phụ thuộc vào thời điểm ký trước đơn dự thầu.