Xử lý tình huống trong đấu thầu là gì? Thẩm quyền xử lý tình huống phát sinh trong công tác đấu thầu? Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu?
Trong công tác đấu thầu trên thực tế sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh. Có tình huống phát sinh thì đơn giản thường xuyên xảy ra nhưng có những tình huống phát sinh trong công tác đấu thầu để xử lý là không đơn giản. Sau khi đã trúng thầu, có nhiều gói thầu hoặc hợp đồng phát sinh khối lượng từ đó dẫn tới phát sinh về giá trị thực hiện có thể làm vượt cả giá gói thầu. Vậy người có thẩm quyền xử lý tình huống phát sinh trong công tác đấu thầu là ai và được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Đấu thầu 2013
Mục lục bài viết
1. Xử lý tình huống trong đấu thầu là gì?
Theo quy định tại Điều 86 Luật Đấu thầu 2013 thì xử lý tình huống trong đấu thầu được hiểu là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu.
Người quyết định xử lý tình huống phát sinh trong quá trình đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; đảm bảo căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn và căn cứ tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.
2. Thẩm quyền xử lý tình huống phát sinh trong công tác đấu thầu
Các tình huống phát sinh rất đa dạng, đôi khi rất phức tạp trong công tác đấu thầu nói chung và trong quá trình lựa chọn nhà thầu nói riêng. Việc xử lý tình huống phát sinh đòi hỏi không chỉ nắm chắc các quy định trong Luật đấu thầu, trong những văn bản pháp luật có liên quan mà còn đòi hỏi phải hiểu được cặn kẽ các nội dung liên quan tới cuộc thầu (như hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, các giải thích của nhà thầu…) như vậy để giải quyết tình huống thì người trong cuộc có nhiều lợi nhuận hơn người không trực tiếp tham gia.
Hoạt động xử tình huống trong đấu thầu được hướng dẫn thực hiện cụ thể tại Mục 1 Chương XII Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Điều 87
Người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án. Chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền trong trường hợp phức tạp.
Người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
Người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Tóm lại, Chủ đầu tư có trách nhiệm đưa ra quyết định để xử lý đối với các tình huống phát sinh trong đấu thầu theo các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của Luật đấu thầu, tức là làm sao để việc xử lý đó được mọi người liên quan thừa nhận là công bằng, minh bạch, cạnh tranh và có hiệu quả thì việc xử lý các tình huống phát sinh đó cần dựa vào Luật đấu thầu và các quy định liên quan đến đấu thầu.
3. Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu
3.1. Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng bổ sung, phát sinh
Những vấn đề phát sinh sau khi ký hợp đồng thuộc tình huống quản lý hợp đồng sau khi đấu thầu, lựa chọn được nhà thầu và ký hợp đồng, những nội dung này được quy định tại Luật Xây dựng 2013, nghị định số 68/2019/NĐ-CP và các hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Thông thường các khối lượng bổ sung, phát sinh hay nằm trong các gói thầu xây lắp (Đối với các gói thầu thiết bị thì ngay từ lúc mời thầu số lượng và chủng loại gần như đã rõ ràng và cố định; Gói thầu tư vấn thì nếu có phát sinh thì phát sinh ngoài phạm vi công việc được giao, khi đó hướng xử lý tình huống phát sinh phải điều chỉnh bổ sung là đương nhiên; Gói thầu phi tư vấn thì phụ thuộc vào từng loại hình gói thầu, đa phần các tình huống phát sinh cũng gần tương tự gói thầu mua sắm hàng hóa và tư vấn), đối với các gói thầu xây lắp khi ký hợp đồng và triển khai gói thầu thường xuyên có những công việc liên quan phát sinh khối lượng dẫn tới điều chỉnh hợp đồng, do đó dẫn tới cũng phát sinh nhiều vấn đề pháp lý nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn tới không quyết toán được hợp đồng, ngoài ra còn có thể dẫn đến sai phạm bị khiển trách hoặc chịu trách nhiệm hình sự như những vụ án gần đây báo chí hay đưa tin.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2
3.2. Trường hợp phát sinh
Trường hợp thứ nhất: Phát sinh không vượt giá gói thầu
Việc phát sinh không vượt giá gói thầu liên quan ngay từ lúc lập dự toán gói thầu và lập hồ sơ mời thầu, vì đa số các gói thầu xây lắp đều có phần dự phòng. Trong đó chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng phát sinh khối lượng, chi phí dự phòng trượt giá và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có). Việc xác định chi phí dự phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và căn cứ theo đặc thù của gói thầu. Theo đó chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian và địa điểm thi công của gói thầu cùng với những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng, tuy nhiên chủ đầu tư phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình. Cụ thể như sau:
– Nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu đối với hợp đồng trọn gói; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để có thể xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
– Khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Chi phí dự phòng khi đó sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng theo quy định phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này sẽ do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng chi phí dự phòng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.
Trường hợp thứ hai: Phát sinh vượt giá gói thầu
Đối với phát sinh vượt giá gói thầu trong quá trình đấu thầu thì khi đó cần phải lưu ý đến hai vấn đề sau:
– Thứ nhất, việc phát sinh có làm vượt tổng mức đầu tư hay không. Thủ tục sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi phát sinh vượt tổng mức đầu tư của dự án, khi đó dự án cần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án, đồng thời người quyết định đầu tư phải phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án thì mới có cơ sở để phê duyệt điều chỉnh dự toán cho gói thầu đó sau đó mới có thể tiến hành ký bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh và tiếp sau đó là triển khai thực hiện. Các thủ tục để triển khai dự án sẽ mất nhiều thời gian cùng với các thủ tục hành chính khác.
– Thứ hai, việc phát sinh không làm vượt tổng mức đầu tư. Khi đó do dự án có nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư, chính vì vậy chỉ cần điều chỉnh lại cơ cấu trong tổng mức đầu tư của dự án (tuy nhiên trường hợp phát sinh này không thay đổi mục tiêu, quy mô và vị trí của dự án). Theo đó người quyết định đầu tư sẽ tiến hành phê duyệt điều chỉnh dự án (tức là điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư) sau đó phê duyệt điềuchỉnh dự toán cho gói thầu, tiếp theo đó là tiến hành ký bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh và cuối cùng là triển khai thực hiện.
4. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi ai là người có thẩm quyền xử lý tình huống phát sinh trong đấu thầu? Hợp đồng đấu thầu đã giao kết không nói rõ về nội dung này.
Luật sư tư vấn:
Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
– Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
– Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.
Về thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 86 Luật đấu thầu 2013 như sau:
“a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;
b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;
c) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.”
Do đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể đối chiếu quy định của pháp luật để xác định thẩm quyền xử lý tình huống.