Tù chung thân là một hình phạt tù được áp dụng ở nước ta và nhiều quốc gia khác. Trên thực tế, người chấp hành hình phạt này có thể được ra tù, được tái hòa nhập cộng đồng sau một thời gian chấp hành hình phạt nhất định. Vậy đi tù chung thân có được ra tù không, cùng trả lời câu hỏi bên dưới.
Mục lục bài viết
1. Tù chung thân là gì?
Chung thân là hình phạt tù không thời hạn, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù gần như suốt quãng đời còn lại. Thông thường mọi người sẽ hiểu là người bị kết án (phạm nhân) sẽ phải chấp hành án tù (lao động, học tập, cải tạo…) gần như là suốt cả cuộc đời của mình ở trại giam.
Quy định pháp luật:
Căn cứ theo Điều 39
“Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”.
Phân tích quy định pháp luật:
Đây là hình phạt đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chưa đến mức xử phạt tử hình. Ở nước ta, tử hình được xem là hình phạt nặng nhất, tước bỏ mạng sống của người phạm tội.
Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, do đó mà gây ra nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Đây là một hình phạt được quy định xuyên suốt trong các Bộ luật hình sự của nước ta.
Tại một số nước khác thì chung thân là hình phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất do tại đó không còn án tử hình. Khi đó, người phạm tội phải được cải tạo, quản lý và giáo dục trong điều kiện cần thiết.
Cũng như các hình phạt khác trong luật hình sự, chung thân được áp dụng cho những người phạm tội và đã bị toà án xét xử chính thức tuyên án, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án có hiệu lực pháp luật mới có giá trị thi hành, áp dụng trên thực tế. Người phạm tội bị tưới bỏ một số quyền công dân, phải chấp hành hình phạt tù gần như suốt đời.
Tù chung thân tiếng Anh là Penalty Life imprisonment.
2. Người bị phạt tù chung thân vẫn được ra tù đúng không?
Người bị phạt tù trung thân vẫn có thể được ra tù, được tái hoà nhập cộng đồng nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Quy định tù chung thân cũng như các hình phạt khác là những hình phạt người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho họ được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước. Nhà nước luôn đảm bảo cho các quyền lợi cơ bản của công dân được phát huy. Nếu cải tạo tốt, được giáo dục và thay đổi nhận thức, người phạm tội có thể được làm lại cuộc đời.
Trong đó, tù trung thân có thể được giảm án, được tha tù trước thời hạn, được đặc xá nếu đáp ứng hoạt động cải tạo, giáo dục trong thời gian chấp hành hình phạt.
Các điều kiện, tiêu chí được đưa ra cho mỗi chính sách là vô cùng chặt chẽ. Qua đó, chỉ tiến hành giảm án, tha tù trước thời hạn hay đặc xá cho những người thực sự xứng đáng. Các thay đổi, nhận thức và kết quả cải tạo của họ phải được thể hiện rõ ràng.
2.1. Được giảm án tù chung thân nếu cải tạo tốt:
Theo Điều 63
Người bị kết án phạt tù chung thân nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền,
Ở đây, người phạm tội đang được thực hiện cải tạo. Nhận thấy, họ đã có những nhận thức về hành vi, sai phạm và hậu quả của tội phạm do mình thực hiện. Việc nhanh chóng, khắc phục các thiệt hại và hậu quả cũng là yếu tố để được xem xét giảm chấp hành hình phạt.
Bởi nhà nước ta đặt ra sự khoan hồng đối với người phạm tội. Khi họ đã nhận thức được, đã sửa sai thì sẽ có nhiều cơ hội để được làm lại cuộc đời.
2.2. Tù chung thân đã giảm án có thể được tha tù trước thời hạn:
Khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:
“1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện.[…..]”
Các điều kiện được quy định cụ thể trong khoản 1. Người phạm tội phải đáp ứng được tất cả các điều kiện đó thì mới trở thành căn cứ tha tù trước thời hạn.
Các ý nghĩa của quy định tha tù trước thời hạn cũng đến từ chính sách khoan hồng của nhà nước.
2.3. Tù chung thân có thể được đặc xá:
Đặc xá là sự thể hiện nhất quán chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Từ đó cũng giáo dục người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, mục đích đầu tiên của công tác đặc xá là phải góp phần tích cực vào việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Luật đặc xá hiện hành quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”
Trong các dịp trọng đại, là ngày vui lớn của cả đất nước, nên các quyết định đặc biệt có thể được Chủ tịch nước thực hiện. Khi được đặc xá, người phạm tội không cần phải chấp hành thêm thời gian ngồi tù còn lại. Do đó, quyết định này có thể làm thay đổi thực tế trong cải tạo, giáo dục cũng như giam giữ người phạm tội.
Trong đó, người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. Vẫn phải đảm bảo các nghĩa vụ, trách nhiệm khi được tái hòa nhập cộng đồng.
Phân tích ý nghĩa đặc xá:
Thực tiễn công tác đặc xá đã chứng minh rằng, không có một biện pháp giáo dục, cải tạo nào có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tâm lý của người phạm tội như công tác đặc xá bằng việc những phạm nhân được trực tiếp chứng kiến thực tế việc trả lại tự do cho những phạm nhân khác được hưởng đặc xá. Bởi người phạm tội được hưởng các lợi ích thực tế, bên cạnh các nghĩa vụ vẫn phải chấp hành.
Những phạm nhân đang chấp hành hình phạt thường có tâm lý bi quan, mặc cảm và từ đó tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến việc tự hủy hoại cuộc sống của bản thân họ hoặc có những hành động tiêu cực khác. Họ phải thấy được tương lai, các khả năng tươi sáng hơn trong cuộc đời để phấn đấu, để nỗ lực.
Thực hiện đặc xá phải đem lại cho phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù khát vọng được trở về xã hội, tái hoà nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời. Từ đó, họ quyết tâm cải tạo, hoàn lương để được hưởng đặc xá. Tuy nhiên không phải bất kì ai cũng được hưởng đặc xá mà họ phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Luật đặc xá năm 2018.
3. Ý nghĩa quy định hình phạt tù chung thân:
Trong câu hỏi trên, có thể thấy được thắc mắc của bạn đọc. Tại sao quy định hình phạt tù chung thân trong khi vẫn được ra tù, vẫn có ngày về. Vậy quy định hình phạt tù chung thân có ý nghĩa gì?
– Hình phạt cho các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Hình phạt tù chung thân được xác định đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do các hành vi, mục đích thực hiện cũng như hậu quả trên thực tế vô cùng nghiêm trọng. Chính từ mấu chốt này mà người phạm tội cần được cách ly khỏi xã hội, phải tham gia cải tạo, giáo dục để thay đổi nhận thức.
Khi có căn cứ, cơ sở để xác định người phạm tội đã tham gia cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng. Mục đích là để họ có được tương lai, được làm lại cuộc đời và thay đổi bản thân sống có ích hơn.
– Mang ý nghĩa thúc đẩy cải tạo, mở ra tương lai mới cho người cải tạo tốt:
Việc trả lại tự do cho những người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và những hình phạt hạn chế quyền tự do khác phải có tác dụng thực sự khuyến khích, động viên, thúc đẩy người phạm tội trong cải tạo:
+ Những người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt hạn chế quyền tự do khác có quyết tâm và động lực cải tạo tốt để được sớm tái hoà nhập cộng đồng, hoàn lương.
+ Từ đó mà người phạm tội có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội và gia đình họ.
Chính tương lai có thể hướng đến trở thành độc lực cho người phạm tội. Họ cũng không nghĩ đến việc phải ngồi tù suốt đời. Ngược lại, các chính sách này giúp người phạm tội có định hướng, có mục đích trong chấp hành cải tạo, giáo dục.
Trên thực tế, các đối tượng không tham gia cải tạo tốt vẫn sẽ phải chấp hành án phạt chung thân. Nếu không được giảm án họ vẫn phải sống trong tù suốt phần đời còn lại. Do đó các quy định đối với hình phạt tù chung thân vẫn mang đến nguyên giá trị.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
– Luật đặc xá năm 2018.