Hỏi về hành vi làm giả hồ sơ để trục lợi riêng. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác.
Hỏi về hành vi làm giả hồ sơ để trục lợi riêng. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia. Luật gia cho tôi hỏi. Tôi muốn tố giác 1 công ty làm ăn gian lận cụ thể trong quá trình mua vật tư để phục vụ thi công công trình đã làm hợp đồng nâng giá để trục lợi riêng (Báo giá của nhà cung cấp thấp hơn giá trong hợp đồng thực hiện) thì công ty đã phạm tội gì? Và để tố giác thì tố giác cho công an hay cơ quan nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn tố giác một công ty làm ăn gian lận, cụ thể trong quá trình mua vật tư để phục vụ thi công công trình đã làm hợp đồng nâng giá để trục lợi riêng. Hành vi này có thể là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng…. nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Người có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
>>> Luật sư tư vấn hành vi làm giả hồ sơ để trục lợi riêng: 1900.6568
"Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Bạn nên làm đơn trình báo gửi tới cơ quan công an cấp quận, huyện nơi công ty đó có trụ sở để yêu cầu giải quyết.