Chị N đã khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản chung. Hỏi tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung này theo thủ tục tố tụng dân sự không và giải thích rõ tại sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh A và chị N kết hôn năm 2000 có đăng kí kết hôn và sinh sống tại nhà bố mẹ anh A tại phường T, quận C, thành phố H, 2 vợ chồng có tài sản chung là căn nhà tại phường M, quận B, thành phố H. Năm 2006, 2 vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, anh A khởi kiện ra
a. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung này theo thủ tục tố tụng dân sự không và giải thích rõ tại sao?
b. Giả sử sau khi ly hôn anh A vẫn sinh sống tại phường T, quận C. Chị N sinh sống tại phường M, quận B. Hỏi tòa án nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị N về hạn chế quyền thăm con chung sau khi ly hôn đối với anh A?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
a. Để trả lời cho câu hỏi tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung này theo thủ tục tố tụng dân sự hay không, chúng ta cần hiểu “thẩm quyền giải quyết dân sự của tòa án” là gì?
Thẩm quyền giải quyết dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án
Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo loại thủ tục tố tụng nào phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật nội dung mà tòa án cần giải quyết. Thông thường các nhóm quan hệ pháp luật nội dung có cùng tính chất sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật của từng ngành luật nội dung riêng biệt.
Ở Việt Nam, các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này đều có cùng tính chất là các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và tự định đoạt của các chủ thể. Do vậy, các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật này thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
Trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2011) tại khoản 2, điều 25 cũng đã quy định tranh chấp về quyền sở hữu tài sản cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa. Và cũng trong khoản 2, điều 27 quy định rõ “tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân” là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Như vậy, trong tình huống anh A và chị N có tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng – đây là tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, được quy định rõ tại khoản 2, điều 27 BLTTDS.
Do vậy. tòa án hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung này theo thủ tục tố tụng dân sự
>>> Luật sư
b. Trong tình huống chúng ta thấy sau khi ly hôn anh A vẫn sinh sống tại phường T, quận C. Chị N sinh sống tại phường M, quận B. Trong đó, chị N lại có yêu cầu giải quyết về việc hạn chế quyền thăm nom con chung sau khi ly hôn đối với anh A.
Trước tiên, chúng ta cần quan tâm đến “yêu cầu giải quyết việc hạn chế quyền thăm nom con chung sau khi ly hôn đối với anh A”. Vì đây là “yêu cầu” do đó nó là “việc dân sự”. Đối với thẩm quyền giải quyết “việc dân sự” được quy định cụ thể tại khoản 2, điều 35 BL TTDS. Và trong tình huống, chị N yêu cầu hạn chế quyền thăm non chung sau khi ly hôn đối với anh A
Đối với yêu cầu đó của chị N thì tại điểm k, khoản 2, điều 35 BL TTDS quy định “tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú , làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn”
Như vậy, theo quy định tại điều khoản này thì tòa án nơi anh A và chị N cư trú đều có thể là tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị N, đều có thể lựa chọn tòa án quận B hoặc quận C để giải quyết
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 36 BL TTDS cũng có quy định:
“Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu tòa án nơi người con cư trú giải quyết”
Như vậy, ở đây chị N là người đưa ra yêu cầu và trong tình huống chúng ta cũng thấy chi tiết là “tòa án xử li hôn và giao con cho chị N nuôi dưỡng”, vậy là ta đã xác định được rằng nơi người con cư trú cũng chính là nơi chị N đang sinh sống là phường M, quận B. Do đó, theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 36 BL TTDS thì chị N có quyền chọn quận B – nơi người con cư trú để giải quyết
Kết luận : tòa án cả quận B và quận C đều có thẩm quyền để giải quyết. Và nếu chị N lựa chọn quận B thì quận B sẽ có thẩm quyền giải quyết.