Gia đình tôi có 180 m2 đất 5% sử dụng để canh tác và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2004. Em trai bố về quê đòi được chia phần đất trên. Việc đòi đất 5% như trên là đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có 180 m2 đất 5% sử dụng để canh tác cách đây khoảng 30 năm, và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần cuối vào năm 2004. Bố tôi có 2 người em trai đã lập nghiệp ở Lâm Đồng năm 1981, nay họ về quê đòi được chia phần đất trên. Việc đòi đất 5% như trên là đúng hay sai? Gia đình tôi có bắt buộc phải trả hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của
Thứ nhất, nếu toàn bộ diện tích đất đó được giao cho bố bạn từ trước thì hai người em của bố bạn không có quyền đòi lại đất phần trăm của nhà bạn vì họ không phải là những người được giao đất và không có quyền, nghĩa vụ gì đói với thửa đất đó.
Thứ hai, nếu diện tích đất phần trăm mà gia đình bạn đang sử dụng trước đây được giao cho tất cả những nhân khẩu trong gia đình, có thể thời điểm đó có cả bố bạn và ba người anh em của bố bạn. Nếu đúng như vậy thì ba người anh em của bố bạn cũng có quyền đối với đất phần trăm mà gia đình bạn đang sử dụng.
Tuy nhiên, khi gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất 5% đó và Nhà nước luôn có chính sách bảo đảm cho quyền lợi của người sử dụng đất:
– Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau:
+ Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;
+ Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;
+ Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;
+ Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;
+ Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.
>>> Luật sư
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Thu Thảo