Hiện nay các tổ chức xã hội nghề nghiệp phát triển khá nhiều, với các lĩnh vực khác nhau và mỗi lĩnh vực sẽ đóng góp phần vào phát triển và xây dựng, bảo vệ đất nước, trong đó chúng ta phải kể tới hội Người đi biển Việt Nam. Vậy Hội Người đi biển Việt Nam là gì?
Mục lục bài viết
1. Hội Người đi biển Việt Nam là gì?
Hội Người đi biển Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của công dân Việt Nam hoạt động liên quan đến lĩnh vực đi biển.
Hội tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ, bảo vệ lợi ích cho các hội viên, tổ chức trao đổi kinh nghiệm đi biển cho hội viên, động viên và chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, trong công việc và trong cuộc sống;
Hội người đi biển còn xây dựng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tăng cường khối đại đoàn kết giữa những người đi biển góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu của Hội là tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trên biển, tập hợp kinh nghiệm cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động trên biển để đóng góp với các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến nghề đi biển và góp phần phát triển ngành hàng hải Việt Nam ngày càng chính quy hiện đại.
Như vậy nên những con người, để theo đuổi nghề đi biển của mình, luôn phải chấp nhận rủi ro nghề nghiệp, đe dọa an toàn tính mạng của bản thân và cuộc sống của gia đình, nhưng dưới góc nhìn của một bộ phận xã hội thì hình ảnh về họ thường gắn liền với những vấn đề pháp luật, đạo đức như buôn lậu, sống buông thả, phóng túng…
Thực tế đó là một sự nhìn nhận sai lầm, phiến diện và thiếu công tâm. Cần phải thấy rằng, với môi trường làm việc của mình, những người đi biển là những người sống và làm việc có kỷ luật rất cao và chặt chẽ. Nhân sự của các tàu thường được bố trí với mức thấp nhất có thể. Vì thế, mỗi thành viên trong cơ cấu tổ chức đó đều đảm nhận nhiệm vụ rất cụ thể và đều giữ vai trò quan trọng với toàn bộ tổ chức. Trong điều kiện sống và làm việc như vậy, những người đi biển phải có tinh thần đoàn kết và tương trợ một cách tự giác vì an toàn của mỗi cá nhân đều phụ thuộc vào an toàn chung của cả con tàu.
Hội Người đi biển Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Seafarers Union – VSU.
2. Nhiệm vụ của hội người đi biển Việt Nam:
Căn cứ dựa trên Điều lệ Hội Người đi biển Việt Nam, theo Quyết định số 1080/QĐ-BNV ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cụ thể như sau:
1. Hoạt động của Hội phải theo đúng Điều lệ đã được phê duyệt.
2. Tập hợp, đoàn kết những cá nhân, tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực đi biển.
3. Tổ chức các hoạt động để các hội viên trao đổi kinh nghiệm đi biển cho nhau nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp.
4. Phổ biến rộng rãi các kiến thức của các thế hệ đi trước cho lớp kế cận nhằm nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp.
5. Tổ chức thăm hỏi, động viên, giúp đỡ hội viên khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
6. Xây dựng qui tắc, đạo đức, tăng cường khối đại đoàn kết giữa những người đi biển góp phần vào sự nghiệp xây đựng và bảo vệ tổ quốc .
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của Hội theo qui định của pháp luật.
Kiến nghị với các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội: Hệ thống giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đối với nghề đi biển, Kinh tế biển, Vận tải biên, dịch vụ hàng hải…
8. Đại diện cho các hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo qui định của pháp luật.
9. Tư vấn, phản biện, giám định về chế độ, chính sách với người đi biển và phát triển nghề biển theo qui định của pháp luật.
10. Tham gia tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao nguồn nhân lực đi biển và tổ chức các dịch vụ đối với nghề đi biển theo qui định của pháp luật.
11. Tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nghề đi biển.
12. Thực hiện việc hoà giải tranh chấp (nếu có) giữa các hội viên của Hội trong khuôn khổ pháp luật.
13. Hàng năm báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lí lĩnh vực mà hội hoạt động theo qui định của pháp luật.
14. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy căn cứ như trên ta thấy hội người đi biển Việt Nam có những nhiệm vụ khá cụ thể được đề ra, với 14 nhiệm vụ và theo đó hội Người đi biển Việt Nam cần phối hợp để cung cấp các thông tin cho các các cơ quan hữu trách tăng cường các lực lượng tuần tra, giám sát trên biển, kịp thời hỗ trợ, có các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân nói riêng, những người đi biển Việt Nam nói chung hoạt động kinh tế trên biển; góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, duy trì trật tự, hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Bên cạnh đó để giúp cho các cơ quan chức năng có thể tăng cường các lực lượng tuần tra, giám sát trên biển, kịp thời hỗ trợ, có các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân nói riêng, những người đi biển Việt Nam nói chung hoạt động kinh tế trên biển; góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, duy trì trật tự, hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực Biển Đông.
3. Những trường hợp cụ thể về sự đóng góp của hội người đi biển Việt Nam:
Ví dụ như trong thời gian qua, trường hợp của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
“Khu vực Tư Chính – Vũng Mây hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”, tuyên bố của Hội Người đi biển Việt Nam nhấn mạnh.
Trên thực tế thì hội Người đi biển Việt Nam kịch liệt lên án và phản đối hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Hội đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức nhóm tàu Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Đồng thời đề nghị các cơ quan hữu trách tăng cường các lực lượng tuần tra, giám sát trên biển, kịp thời hỗ trợ, có các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân nói riêng, những người đi biển Việt Nam nói chung hoạt động kinh tế trên biển; góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, duy trì trật tự, hoà bình, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Như trường hợp như trên thì hội người đi biển Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của các thuyền viên Việt Nam trong các chuyến hải hành” nhằm mục đích để thảo luận các giải pháp để bảo vệ quyền lợi thuyền viên Việt Nam trong tình hình số lượng tàu Việt Nam bị bắt giữ tại các cảng quốc tế tăng cao, thuyền viên Việt Nam bị các chủ tàu bỏ rơi, hoặc không được cung cấp các điều kiện sinh hoạt tối thiểu, nên kêu cứu qua các kênh ngoại giao, thông tin, truyền thông… do các nguyên nhân chính như: chủ tàu thiếu năng lực tài chính, thiếu kinh nghiệm điều hành tàu, ít kiến thức đàm phán thương mại…
Để chấm dứt tình trạng tàu mắc kẹt tại các cảng trên khắp thế giới và bảo vệ quyền lợi thuyền viên Việt Nam, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp như: Nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý của chủ tàu; hiện đại hóa ngành hàng hải Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế; chấn chỉnh công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho thuyền viên; tuyên truyền, phổ biến kiến thức hàng hải cũng như hoạt động của hội người đi biển Việt Nam đến người dân, đặc biệt là các thuyền viên và gia đình của họ…Như vậy vai trò của người đi biển Việt Nam đóng vai trò quan trọng và giúp cho việc quản lý và bảo vệ biển được tốt hơn.
Như vậy thông qua bài viết này ta thấy vai trò và ý nghĩa của hội người đi biển Việt Nam đối với bảo vệ biển đảo và qua đó các cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp để phát triển hội người đi biển Việt Nam để chung tay bảo vệ và phát triển vùng biển của nước ta hơn nữa.