Hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết phá sản, thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng để chỉ về một chủ thể pháp lý là sự tập hợp của các chủ nợ của doanh nghiệp. Hội nghị chủ nợ là cách để pháp luật bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, đảm bảo tài chính trong quá trình phá sản của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Hội nghị chủ nợ là gì?
Trên cơ sở các quy định về hội nghị chủ nợ theo Luật Phá sản, có thể hiểu: “Hội nghị chủ nợ là cuộc họp của các chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.” Cách giải thích này cũng đã được Luật Dương Gia thống nhất đưa ra trong các bài viết khác về hội nghị chủ nợ.
Về bản chất pháp lý, Hội nghị chủ nợ là cơ quan duy nhất của các chủ nợ được triệu tập để giải quyết một cách tập thể và công bằng lợi ích của họ. Tất cả các chủ nợ có tên trong danh sách đều có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ. Chủ nợ nào cũng có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ thay mình, và người được ủy quyền này có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ đó. Đây là quy định bảo đảm cho các chủ nợ có thể nắm thông tin và tham gia xuyên suốt quá trình tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc đòi nợ là quyền của chủ nợ nhưng tất cả các chủ nợ đều có nghĩa vụ thực hiện quyền này vì thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục tư pháp đặc biệt thể hiện ở việc đòi nợ tập thể và thanh toán nợ tập thể.
Việc tổ chức Hội nghị chủ nợ trước hết là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết một cách bình đăng lợi ích kinh tế của các chủ nợ trong quan hệ với doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản và giữa họ với nhau. Nội dung của Hội nghị chủ nợ tập trung chủ yếu bàn và giải quyết về hai vấn để chính: Xem xét thông qua phương án hòa giải, giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về phân chia tải sản của doanh nghiệp nếu không có phương án hòa giải hoặc phương án hòa giải không được thông qua.
Các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã là những người có quyền lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong một vụ phá sản. Do đó, chủ nợ được pháp luật quy định các quyền để họ có thể tham gia bảo vệ lợi ích của minh, trong đó các chủ nợ có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ. Mục đích của việc triệu tập Hội nghị chủ nợ là nhằm đề cho các chủ nợ để đạt các nguyện vọng của mình, đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ; đồng thời đây là cơ hội quyết định sự song còn của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tinh trạng phá sản.
Nếu như trong các thủ tục đòi nợ thông thưởng, trên cơ sở đơn khởi kiện của đương sự,
Nghiên cứu mô hình Hội nghị chủ nợ trong Luật Phá sản của một số nước cũng cho thấy việc thực hiện các chức năng của Hội nghị chủ nợ còn bị sự chi phối của loại thủ tục đang thực tế được áp dụng, đó là thủ tục thanh lý hay loại thủ tục tổ chức lại. Nếu trong loại thủ tục thanh lý thì nhiệm vụ của Hội nghị chủ nợ chủ yếu là thực hiện việc bàn bạc về các biện pháp nhằm để phân chia tài sản. Còn trong thủ tục tổ chức lại thì Hội nghị chủ nợ là thiết chế để các bên có liên quan thống nhất về các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp và giám sát việc thực hiện các biện pháp đó.
Tuy nhiên cũng có trường hợp khác đặc thù như trong Luật Phá sản Trung Quốc. Ở đây việc tiến hành các thủ tục nhằm thực hiện hòa giải và thông qua các biện pháp tổ chức lại hầu như không thuộc chức năng của Hội nghị chủ nợ. Kế hoạch tái tổ chức doanh nghiệp theo Luật Phá sản Trung Quốc là thuộc thẩm quyền và được hiện ngay trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp đó: “Kế hoạch tái tổ chức doanh nghiệp sẽ được thảo luận tại Đại hội công nhân viên chức doanh nghiệp. Các tình tiết của việc tái tổ chức được báo cáo cho Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp và các ý kiến được ghi vào biên bản.
2. Tài sản và thứ tự phân chia tài sản trong hội nghị chủ nợ:
Theo quy định tại Điều 64 Luật Phá sản, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bao gồm:
“a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm
b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
g) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.“
Nhìn chung, đây là các loại tài sản độc lập với cá nhân thành viên, xác lập với tư cách là tài sản của pháp nhân. Đây là nguồn tài sản để doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho chủ nợ. Mặc dù được liệt kê như trên, tuy nhiên nguyên tắc chi phối đó là “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ thanh toán các nghĩa vụ tài sản, trong đó có nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ bằng toàn bộ tài sản của mình“.
Hội nghị chủ nợ hoạt động với nội dung về việc phân chia tài sản của doanh nghiệp, hoạt động này đòi hỏi quá trình thảo luận, kiến nghị với thẩm phán và thẩm phán sẽ là người ra quyết định. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 54, Luật phá sản, thì thực tế không có sự phân chia về thứ tự ưu tiên giữa các chủ nợ, cụ thể “khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.” được xếp vào cùng một thứ tự phân chia tài sản. Nguyên tắc thường được sử dụng là “từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ“.
3. Vai trò của hội nghị chủ nợ:
Hội nghị chủ nợ là nơi đánh giá và quyết định có áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi. Bên cạnh đó, Hội nghị chủ nợ còn là thiết chế để các bên liên quan trong vụ việc phá sản xem xét, thảo luận và thống nhất về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, những thẩm quyền này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hội nghị chủ nợ. Bởi lẽ, thông qua những thẩm quyền đó, Hội nghị chủ nợ vừa thể hiện vai trò của mình trong quá trình áp dụng thủ tục phực hồi, vừa có thể đưa ra những kế sách giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn đang phải đối mặt. Để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của các chủ nợ, pháp luật phá sản còn trao cho Hội nghị chủ nợ thẩm quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Thẩm quyền này chính là biện pháp bảo đảm cho những quyết định của Hội nghị chủ nợ đạt được hiệu quả khi thực hiện trên thực tế.
Hội nghị chủ nợ được thiết kế như là một nhân tố, cơ sở để thông qua đó các bên có liên quan trong một vụ phá sản cùng nhau tìm kiếm hoặc thỏa hiệp những giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Cũng chính vì lý do này mà thiết chế Hội nghị chủ nợ vừa được quan niệm như một loại chế định pháp lý quan trọng trong hầu hết Luật Phá sản của các nước, đồng thời cũng chính là một thủ tục trong thủ tục tố tụng phá sản. Nhìn chung Luật Phá sản của các nước đều quy định Hội nghị chủ nợ trong tố tụng phá sản có hai vai trò chính: thứ nhất là xem xét và thông qua các biện pháp hòa giải hay tổ chức lại doanh nghiệp mắc nợ; thứ hai là bàn bạc về việc phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật có liên quan bài viết: