Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tuyển dụng viên chức? Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển viên chức?
Hiện nay, khi cá nhân muốn thi tuyển hoặc được xét vào công chức thì cần phải được Hội đồng thi hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Vậy thì Hội đồng tuyển dụng viên chức có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp quy định chi tiết mội dung này.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 03/2019/TT-BNV ;
– Nghị định số 161/2018/NĐ-CP.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tuyển dụng viên chức
Căn cứ Khoản 4 Điều 1 Quy chế tổ chức thi tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức hoặc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm Thông tư 03/2019/TT-BNV về tuyển dụng viên chức nâng ngạch thăng hạng chức danh quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tuyển dụng viên chức cụ thể như sau:
Tại Điều 13. Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Hội đồng thi hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (sau đây gọi chung là Hội đồng thăng hạng chức danh nghề nghiệp) do người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Điều 30
2. Hội đồng thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.
3. Hội đồng thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định.
4. Hội đồng thăng hạng chức danh nghiệp viên chức chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Quy chế, Nội quy ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BNV về tuyển dụng viên chức nâng ngạch thăng hạng chức danh quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tuyển dụng viên chức
Hội đồng tuyển dụng viên chức bao gồm những cá nhân theo quy định của
Thứ nhất: Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
– Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
– Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
– Các ủy viên khác là những người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng.
Thứ hai: Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định;
– Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
– Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
– Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng.
Thứ ba: Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp có số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Thành lập các Ban giúp việc:
Đối với thi tuyển: Thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo, Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Đối với xét tuyển: Thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch để thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2;
– Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
– Tổ chức thi; chấm thi; chấm điểm phỏng vấn hoặc thực hành; kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển khi xét tuyển;
– Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
Như vậy, Hội đồng tuyển có quyền thành lập các ban giúp việc cho Hội đồng như: trong thi tuyển thì thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo, Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2, còn đối với xét tuyển: Thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch để thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2. Ngoài ra Hội đồng tuyển dụng cần thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển. Sau khi hội đồng chấm thi xong chậm nhất là 10 ngày thì phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét.
2. Nội dung thi tuyển viên chức
Theo quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định sửa đổi bổ sung điều 7,8,9
Đối với bài thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
– Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:
Phần thứ nhất, Kiến thức chung bao gồm 60 câu hỏi về pháp
Phần thứ hai, Bài thi về Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định.
Phần thứ ba, bài thi về Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học tại vòng 1 quy định tại Điều 7 Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
Đối với bài Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
– Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan hoặc đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Như vậy, khi cá nhân muốn thi tuyển vào công chức thì cần phải tuân thủ các quy định đã nêu ở trên như về nội dung của các bài thi để xem kết cấu bài thi gồm bao nhiêu phần và mỗi bài thi gồm bao nhiêu câu theo quy định của pháp luật để đạt kết quả tốt nhất. Việc chuẩn bị của các thí sinh về Kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
3. Hình thức thi tuyển viên chức
Theo quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định sửa đổi bổ sung điều 7,8,9 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về hình thức thi tuyển viên chức như sau:
“Tại Điều 7. Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển viên chức
Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
…
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
…
b) Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thực hành hoặc thi viết.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định một trong các hình thức thi: phỏng vấn, thực hành, thi viết tại vòng 2 này phù hợp với tính chất hoạt động nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp tổ chức thi vòng 2 bằng hình thức thi phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo kết quả thi vòng 2.
…”
Như vậy khi người dự tuyển viên chức thi tuyển viên chức về nghiệp vụ của mình thì cần trải qua hai vòng thi có nội dung như đã nêu ở trên, hai bài thi này cần thực hiện như sau: Đối với bài thi trắc nhiệm thì người dự tuyển viên chức thực hiện thi trên máy vi tính còn đối với bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành thì người dự tuyển viên chức có thể thi theo ba hình thức đó là thi phỏng vấn hoặc thực hành hoặc thi viết.
4. Thời gian thi tuyển viên chức
Thời gian thi phần trắc nhiệm đối với mỗi câu hỏi là một phút trên một câu hỏi trác nhiệm. Như kiến thức chung 60 câu hỏi về pháp