Như chúng ta thấy hiện nay trong các diễn đàn kinh tế hiện nay phải kể tới hoạt động của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, đây là hoạt động dể tạo điều kiện hơn nữa cho phát triển thương mại trong khu vực và các mối quan hệ hữu nghị với các nước khác. Cùng tìm hiểu về Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC.
Mục lục bài viết
1. Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC là gì?
Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC trong tiếng Anh gọi là: APEC Business Advisory Coucil – ABAC.
Chúng ta chắc hẳn đã nghe rất nhiều khi nhắc tới hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (Hội đồng Kinh tế Châu Á – Thái bình dương) là hội đồng do các nhà lãnh đạo Kinh tế APEC thành lập tháng 11 năm 1995 theo yêu cầu của khu vực kinh tế tư nhân với mục tiêu tư vấn cho các nhà lãnh đạo về những vấn đề quan trọng hàng đầu liên quan tới hoạt động kinh doanh trong khu vực.
Tổ chức này hoạt động với nhiệm vụ là xác định các vấn đề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư khư vực, cũng như thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của mạng lưới doanh nghiệp trong toàn khu vực.
2. Nội dung của APEC:
APEC được thành lập nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng trong khu vực đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong cộng đồng châu Á Thái Bình Dương. Mục tiêu dài hạn của APEC được nêu rõ trong Tuyên bố Bô-gô 1994 của các nhà lãnh đạo: “thương mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển và năm 2020 đối với các thành viên APEC đang phát triển”. Để thực hiện mục tiêu đó, các hoạt động của APEC dựa trên cơ sở 3 trụ cột cụ thể như sau:
2.1. Tự do hóa thương mại và đầu tư:
Như ta thấy vấn đề tự do hóa thương mại và đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động hợp tác kinh tế trong APEC và các nền kinh tế thành viên thông qua việc giảm và xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế cản trở hoạt động thương mại và đầu tư. Như vậy theo đó ta thấy để thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư theo lộ trình và mục tiêu vạch ra trong Tuyên bố Bô-gô, các nền kinh tế thành viên cùng nhau tiến hành thực hiện các Kế hoạch hành động quốc gia của mỗi nước, theo đó, các quốc gia sẽ đưa ra các cam kết một cách tự nguyện về tự do hóa về thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ và đầu tư. Trong IAP, các nền kinh tế cần làm rõ chính sách thuế quan, phi thuế quan và đưa ra cam kết về lộ trình liên tục cắt giảm thuế quan hoặc loại bỏ các biện pháp và hàng rào phi quan thuế phù hợp với xu thế và nguyên tắc của WTO. Các nền kinh tế đồng thời đưa ra các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, nới lỏng các quy định và hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ, đồng thời xem xét tiến hành tự do hóa đầu tư.
2.2. Thuận lợi hóa kinh doanh:
Như chúng ta có thể thấy với những thuận lợi hóa kinh doanh tập trung vào việc giảm chi phí giao dịch trong kinh doanh, tăng cường trao đổi thông tin và tự do thương mại đã dược xem là điều cốt yếu là thuận lợi hóa thương mại giúp các nhà xuất khẩu ở châu Á – Thái Bình Dương gặp gỡ và tiến hành kinh doanh hiệu quả hơn, do vậy làm giảm chi phí sản xuất và dẫn tới tăng cường trao đổi thương mại, hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn, tốt hơn và cơ hội việc làm nhiều hơn.
Mục đích đề ra để giúp tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, các nền kinh tế thành viên cùng nhau tiến hành thực hiện các Kế hoạch hành động tập thể trên cơ sở 9 nguyên tắc hoạt động của APEC và cCAP được thực hiện trên 15 lĩnh vực được lựa chọn là: Thuế quan, Phi thuế quan, Dịch vụ, Đầu tư, Tiêu chuẩn và hợp chuẩn, Thủ tục hải quan, Quyền sở hữu trí tuệ, Chính sách cạnh tranh, Mua sắm Chính phủ, Nới lỏng cơ chế chính sách, Quy tắc xuất xứ, Cơ chế giải quyết tranh chấp, Đi lại của doanh nhân, Thực hiện kết quả Vòng U-ru-guay, Cơ chế tập hợp và đánh giá thông tin.
(iii) Hợp tác kinh tế và kỹ thuật
Như vậy ta thấy hoạt động của APEC đưa ra Chương trình Hợp tác kinh tế kỹ thuật với mục đích nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của các thành viên APEC hướng tới sự phát triển kinh tế bình đẳng, cân bằng và bền vững trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai các chương trình hành động thực hiện mục tiêu Bô-gô. Theo tổ chức này với chương trình về ECOTECH được thực hiện cụ thể nó ở dạng các dự án, chương trình hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, trợ giúp kỹ thuật đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam trên khía cạnh xây dựng và thực hiện chính sách.
Chương trình hoạt động của APEC bao gồm
– EVSC: Kế hoạch tự nguyện tự do hóa sớm (15 lĩnh vực);
– IAPs: Kế hoạch hành động quốc gia (của riêng từng nước);
– CAPs: Kế hoạch hành động tập thể;
– ECOTECH: Thuận lợi hóa thương mại đầu tư và hợp tác kinh tế, kỹ thuật;
– OAA: Chương trình hành động Ô-sa-ka;
– AFS: Hệ thống lương thực APEC;
– EAP: Kế hoạch hành động ECOTECH;
– ABAC: Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC;
– APG: Nhóm đặc trách về Chống rửa tiền khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
3. Phạm vi điều chỉnh của APEC:
Tuy hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng APEC có một cơ chế tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ. APEC có trụ sở Ban thư ký, có Giám đốc điều hành Ban thư ký, cùng các Uỷ ban, Tiểu ban và các Nhóm công tác chuyên môn được thành lập trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.
(1) Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC (APEC Economic Leaders Meeting)
Có thể nói đây là cơ quan có quyết định cao nhất của APEC và đây cò là nơi đặt ra các định hướng chiến lược và tầm nhìn dài hạn cho APEC và hội nghị thường được tổ chức vào tháng 11 hàng năm, để phê duyệt các kế hoạch, kiến nghị do Hội nghị Bộ trưởng đệ trình và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm kế tiếp.
(2) Hội nghị Bộ trưởng (Ministerial Meeting)
Với hôi nghị này ta thấy các Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức định kỳ hàng năm, trước Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng thương mại, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành như vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông, ngoại giao và thương mại, tài chính… Chức năng chủ yếu của các Hội nghị Bộ trưởng là xem xét, thông qua nguyên tắc, mục tiêu, nội dung của các chương trình hành động và đánh giá tiến trình hợp tác APEC cũng như hoạt động của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách và bên cạnh đó cần phải xem xét và đánh giá việc thực hiện các sáng kiến của Hội nghị Cấp cao không chính thức; và xem xét thông qua ngân sách hoạt động hàng năm của APEC. Trên cơ sở đó báo cáo kết quả hoạt động và đệ trình các sáng kiến, kế hoạch mới lên Hội nghị Các nhà lãnh đạo APEC.
(3) Hội nghị Quan chức cấp cao (Senior Officials Meeting-SOM)
Hội nghị này thường được triệu tập thường kỳ 1 lần trong một năm, trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao – thương mại. Nhiệm vụ chính của Hội nghị là để triển khai quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, đệ trình các khuyến nghị, chương trình hợp tác lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét. Các quan chức cấp cao cũng đảm nhận việc xem xét, điều phối ngân sách và các chương trình hoạt động của các Ủy ban, Tiểu ban và các Nhóm công tác.
(4) Ban thư ký (Secretariat)
Với ban thư ký APEC đây là cơ quan làm việc dưới chỉ đạo trực tiếp do Hội nghị Quan chức cấp cao và có quan hệ thông tin liên lạc trực tiếp, thường xuyên với các nền kinh tế thành viên, các Ủy ban, các Nhóm công tác và Nhóm đặc trách của APEC với nhiệm vụ chính của Ban thư ký hoàn toàn mang tính chất hành chính, phục vụ các Hội nghị của APEC, theo dõi việc triển khai các dự án.
(5) Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (APEC Business Advisory Council-ABAC)
Hiện nay hội dồng ABAC có nhiệm vụ là tăng cường sự hợp tác của APEC với khu vực doanh nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của giới doanh nghiệp vào các hoạt động hợp tác của APEC, ABAC bắt đầu hoạt động sau Hội nghị Bộ trưởng ở Ô-sa-ka 1995 thay cho Diễn đàn Kinh doanh Thái Bình Dương (PBF) do Hội nghị Cấp cao không chính thức thành lập. ABAC tập trung vào các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, tài chính và đầu tư, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), phát triển nguồn nhân lực, quan hệ giao dịch qua biên giới. Thành viên của ABAC là những nhân vật có uy tín trong giới doanh nghiệp của các nền kinh tế thành viên APEC, mỗi thành viên cử 1 đến 3 đại diện, trong đó thường có một đại diện cho SMEs.