Như chúng ta đã biết trong trường học không thể thiếu cơ quan đó là Hội đồng trường. Hội đồng trường là bộ phận thực hiện và đề ra kế hoạch hoạt động cho Trường và những hướng phát triển tốt nhất cho trường học phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi khác nhau. Vậy để hiểu cụ thể Hội đồng trường là gì?
Mục lục bài viết
1. Hội đồng trường là gì?
Hội đồng trường chúng ta có thể hiểu đơn giản nhất đó là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Trường và Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động và huy động nguồn lực cho Trường, ngoài ra hội đồng trường còn thực hiện giám sát các hoạt động của Trường, gắn Trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có thể dựa trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy Trường, Hội đồng Trường thảo luận xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; Quyết nghị về mục tiêu, phương hướng, kế hoạch phát triển Trường đồng thời thực hiện giám sát các hoạt động của Trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Trường
2. Chức năng của Hội đồng trường:
Căn cứ theo quy định tại điều 11. Hội đồng trường Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp.
2.1. Hội đồng trường của trường công lập:
Hội đồng trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường, các bên có lợi ích liên quan và được quy định như sau:
a) Hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Thành phần hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông;
b) Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của
c) Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Như vậy theo như quy định này thì hội đồng trường công lập gồm các cấp học khác nhau, Như chúng ta đã biết thì trường công lập là trường học trực thuộc của Nhà nước Trung ương hoặc địa phương, đây là hình thức trường học được xây dựng và thành lập đều được dựa vào những dự án đầu tư kinh tế của Nhà nước, Trung ương hoặc Địa phương. Theo đó Hội đồng trường có trách nhiệm và chức năng thực hiện theo kế hoạch của Bộ Giáo dục đề ra. Bởi đặc điểm của trường công lập đó là có kế hoach đối với chương trình học luôn được thống nhất và ổn định theo quyết định của Bộ GD&ĐT. Lộ trình học cũng xuyên suốt nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất. Bên cạnh đó cũng có thể mở thêm một số lớp chuyên, nâng cao.
2.2. Hội đồng trường của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập:
Hội đồng trường của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập là tổ chức thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường do cộng đồng dân cư thành lập trường đề cử; chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thành phần hội đồng trường gồm đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyền địa phương cấp xã và người góp vốn xây dựng, duy trì hoạt động của nhà trường.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này thì như chúng ta đã biết thì hội đồng trường mỗi cấp sẽ có quy định về hội đồng trường khác nhau và đối với hội đồng trường của nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non dân lập cũng vậy, theo đó hội đồng trường thưc hiện chức năng của mình trong các hoạt động của cấp học đó là lứa tuổi đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo và mầm non. Như vậy sẽ khác với hội đồng trường khác ở chỗ thực hiện kế hoạch và phương hướng hoatjd dộng của trường đối với đặc điểm của học sinh phải thống nhất và phù hợp.
2.3. Hội đồng trường của trường tư thục:
Hội đồng trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư. Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục do nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.
4. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định trong điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Việc chuyển thẩm quyền của hội đồng quản trị sang hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy định về thành lập hội đồng trường và bổ nhiệm thành viên hội đồng trường:
Thành phần và số lượng hồ sơ: 01 bộ, bao gồm:
– Văn bản đề nghị thành lập hội đồng trường, trong đó nêu rõ quy trình lựa chọn các thành viên hội đồng trường.
– Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của các tổ chức Đảng cơ sở, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ của nhà trường.
– Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của cơ quan chủ quản trường hoặc văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.
– Danh sách trích ngang, sơ yếu lý lịch của chủ tịch và các thành viên hội đồng trường; – Biên bản họp,
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường Hiệu trưởng tổ chức và chủ trì cuộc họp gồm các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện giáo viên và một số phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường (nếu có) để xác định số lượng và cơ cấu thành viên hội đồng trường.
Bước 2: Đề nghị cơ quan chủ quản trường hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng trường.
Bước 3: Các tổ chức Đảng cơ sở, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ của nhà trường (nếu có) tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường.
Bước 4: Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường.
Bước 5: Quyết định thành lập hội đồng trường Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường, hiệu trưởng lập hồ sơ đề nghị cơ quan chủ quản trường.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện: Trường trung cấp công lập trực thuộc Sở.
Chọn lĩnh vực:
Kết quả thực hiện: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019
– Thông tư số 14/202/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp.