Lãnh thổ, chủ quyền luôn là một vấn đề được đề cập cũng như được quan tâm rất nhiều đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Để hạn chế tình trạng tranh chấp lãnh thổ, thì Hội đồng quản thác đã ra đời. Hội đồng quản thác là gì? Tìm hiểu về Hội đồng Quản thác Liên Hiệp Quốc?
Mục lục bài viết
1. Hội đồng quản thác là gì?
Hội đồng quản thác là một trong 6 cơ quan chính của Liên hiệp quốc, có nhiệm vụ giám sát các vùng lãnh thổ quản thác theo các thỏa thuận riêng với quốc gia quản lí các vùng lãnh thổ này. Hội đồng Quản thác được lập ra năm 1945 để giám sát việc phi thực dân hóa những lãnh thổ phụ thuộc này.
Các lãnh thổ ủy thác này (phần lớn trong số chúng là các cựu lãnh thổ uy trị của Hội Quốc Liên hoặc các vùng lãnh thổ tách ra từ những nước bại trận trong thế chiến thứ hai ngày nay đều đã giành được quyền tự trị hoặc nền độc lập. Chúng hoặc trở thành những quốc gia riêng biệt hoặc sáp nhập vào những quốc gia độc lập xung quanh. Lãnh thổ ủy thác cuối cùng là Paula, từng là một phần của lãnh thổ Ủy thác lãnh thổ Quần đảo Thái Bình Dương, đã trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc vào tháng 12 năm 1994.
Hội đồng quản thác tên tiếng Anh là: ” United Nations Trusteeship Council “.
2. Tìm hiểu về Hội đồng Quản thác Liên Hiệp Quốc:
Như đã đề cập ở trên, Hội đồng quản thác Liên Hiệp Quốc là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc bao gồm: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác,
Việc Liên Hợp Quốc ra đời là một sự kiện quan trọng và là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, như: vai trò kém hiệu quả của Hội Quốc Liên trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai cùng những hậu quả thảm khốc đối với loài người và nỗ lực lớn lao của các nước trong việc thiết lập một thể chế toàn cầu có vai trò hiệu quả hơn đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Sự thất bại của Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) đã đặt ra yêu cầu phải thiết lập một thể chế đa phương hữu hiệu có tính toàn cầu, nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trong một thời gian dài, hệ thống an ninh tập thể của Hội Quốc Liên tỏ ra không hiệu quả vì không được sự quan tâm ủng hộ của các cường quốc. Những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa đủ sức thuyết phục các quốc gia hiểu rằng quyền lợi hòa bình của họ đòi hỏi cần có một trật tự quốc tế với các quyền lợi quốc gia truyền thống làm ưu tiên hàng đầu. Hội Quốc Liên trở thành một thể chế cứng nhắc, không thể hiện được chức năng dàn xếp hoặc thiết lập các liên minh năng động, nhằm ngăn chặn các hoạt động bành trướng quyền lực của một số cường quốc.
Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập Liên Hợp Quốc thành một tổ chức quốc tế Toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu:
– Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
– Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết;
– Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo;
– Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Để bảo đảm Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng quy định các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc chủ đạo gồm:
– Bình đẳng về chủ quyền quốc gia;
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
– Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
– Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước;
– Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế;
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Liên hợp quốc thiết lập một chế độ quản thác quốc tế dưới sự chỉ đạo của mình để quản lý các lãnh thổ sẽ có thể được đặt dưới chế độ ấy, theo những điều ước riêng sẽ ký kết sau và tiến hành việc kiểm soát các lãnh thổ ấy. Những lãnh thổ ấy gọi là những “lãnh thổ quản thác”.
Theo đúng những mục đích của Liên hợp quốc ghi ở Điều 1 Hiến chương này, những mục tiêu chủ yếu của chế độ quản thác là:
– Củng cố hòa bình và an ninh quốc tế.
– Giúp đỡ nhân dân các lãnh thổ quản thác tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội và phát triển giáo dục cũng giúp đỡ họ tiến hóa dần dần đến chỗ có đủ khả năng tự trị hoặc độc lập, trong việc giúp đỡ này phải chú ý đến những điều kiện riêng biệt của từng lãnh thổ và của dân cư của những lãnh thổ ấy, chú ý đến những nguyện vọng do nhân dân các lãnh thổ hữu quan tự do bày tỏ và chú ý đến những điều khoản có thể định trong mỗi điều ước quản thác.
– Khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo và khuyến khích mọi người công nhận mối tương quan giữa các dân tộc trên thế giới.
– Đảm bảo sự đối xử bình đẳng trong lĩnh vực xã hội, kinh tế và thương mại đối với các thành viên Liên hợp quốc và công dân của họ; cũng như đảm bảo cho nhân dân các quốc gia thành viên ấy sự đối xử bình đẳng trước
2.1. Đối tượng điều chỉnh của Hội đồng quản thác Liên Hiệp Quốc:
Theo Chương XII Hiến chương Liên hợp quốc, Hệ thống Quản thác với nhiệm vụ giám sát các vùng lãnh thổ quản thác được đặt trong Hệ thống theo các thỏa thuận riêng với quốc gia quản lý các vùng lãnh thổ này. Hệ thống này áp dụng với:
– Các vùng lãnh thổ nằm trong nhiệm vụ quản lý do Hội quốc liên đưa ra;
– Các vùng lãnh thổ do các quốc gia từ các quốc gia kẻ thù sau Chiến tranh thế giới thứ hai;
– Các vùng lãnh thổ do các quốc gia có trách nhiệm quản lý được tự nguyện đặt trong Hệ thống.
Mục tiêu căn bản của Hệ thống là thúc đẩy tiến bộ chính trị, kính tế, xã hội tại các vùng lãnh thổ quản thác và sự phát triển của các vùng này hướng tới chính phủ tự quản và độc lập.
2.2. Thành phần Hội đồng quản thác Liên Hiệp Quốc:
“Điều 86: Thành phần
1. Hội đồng quản thác gồm những thành viên Liên hợp quốc sau đây:
a. Những thành viên phụ trách quản trị các lãnh thổ quản thác.
b. Những thành viên chỉ định rõ tê ở Điều 23, không quản trị những lãnh thổ quản thác nào.
c. Một số thành viên do Đại hội đồng bầu ra trong kỳ hạn 3 năm, con số thành viên này là con số cần thiết để cho tổng số ủy viên của Hội đồng quản thác được phân phối ngang nhau, giữ những thành viên Liên hợp quốc phụ trách quản trị các lãnh thổ quản thác và những thành viên không phụ trách quản trị những lãnh thổ đó.
2. Mỗi ủy viên Hội đồng quản thác chỉ định một người đặc biệt có tư cách để đại diện cho mình ở Hội đồng.”
Tóm lại, Hội đồng quản thác gồm những thành viên sau đây của Liên hợp quốc:
– Những thành viên được quyền quản lý những vùng lãnh thổ quản thác;
– Những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (Anh, Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Trung Quốc);
– Một số thành viên do Đại Hội đồng bầu ra trong thời hạn ba năm để đảm bảo đủ số lượng thành viên của Hội đồng;
– Quản thác được phân bổ ngang nhau giữa những thành viên Liên hợp quốc quản lý các lãnh thổ quản thác và những thành viên không quản lý những lãnh thổ đó.
2.3. Chức năng, quyền hạn của hội đồng quản thác Liên Hiệp Quốc:
” Điều 87: Đại hội đồng và Hội đồng quản thác dưới quyền Đại hội đồng khi thi hành chức vụ có thể:
a. Xem xét những báo cáo của nhà đương cục phụ trách quản trị lãnh thổ quản thác.
b. Nhận và xét những đơn thỉnh cầu sau khi hỏi ý kiến nhà đương cục nói trên.
c. Định kỳ đến quan sát những lãnh thổ quản thác nói trên, theo thời gian được thỏa thuận với nhà đương cục.
d. Làm những việc trên hay làm những việc khác theo đúng những điều khoản của những điều ước quản thác.”
Hội đồng quản thác có chức năng, quyền hạn như sau:
– Xem xét những báo cáo của nhà đương cục được giao quản lý lãnh thổ quản thác;
– Nhận xét và đơn thỉnh cầu sau khi tham khảo ý kiến nhà đương cục nói trên;
– Cử người đến quan sát định kỳ từng lãnh thổ do nhà đương cục nói lên quản lý theo thời hạn được thỏa thuận với nhà đương cục ấy;
– Tiến hành những việc trên hay những việc khác theo đúng những điều khoản của các hiệp định về quản thác.
2.4. Bỏ phiếu trong Hội đồng quản thác Liên Hiệp Quốc:
“Điều 89:
1. Mỗi ủy viên Hội đồng quản thác được sử dụng một phiếu.
2. Những nghị quyết của Hội đồng quản thác được thông qua theo đa số ủy viên có mặt bỏ phiếu.”
2.5. Thủ tục:
“Điều 90:
1. Hội đồng quản thác tự định lấy nội quy, trong đó có ấn định phương thức chỉ định Chủ tịch của Hội đồng.
2. Hội đồng họp tùy nhu cầu, đúng theo những điều khoản của thủ tục qui định việc triệu tập Hội đồng theo yêu cầu của đa số ủy viên của Hội đồng.”
– Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản thác yêu cầu sự giúp đỡ của Hội đồng kinh tế và xã hội và của những tổ chức chuyên môn, về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng kinh tế và xã hội và của những tổ chức chuyên môn ấy
3. Tình hình hiện nay:
Với việc kết thúc Hiệp định Quản thác cho vùng lãnh thổ quản thác của các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương theo Nghị quyết 956 (1994) và việc Palau trở thành thành viên 185 của Liên hợp quốc, Hội đồng Quản thác đã hoàn thành nhiệm vụ được Hiến chương Liên hợp quốc giao phó đối với lãnh thổ cuối cùng trong 11 lãnh thổ quản thác nằm trong Hệ thống quản thác. Năm 1994, trong Báo cáo thường niên về công việc của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký đã đề nghị Đại hội đồng giải tán cơ quan này theo điều 108 của Hiến chương Liên hợp quốc.
Năm 1997, trong Báo cáo về chương trình cải tổ Liên hợp quốc, Tổng Thư ký đã đề xuất tổ chức lại Hội đông Quản thác thành một diễn đàn để các nước thành viên thực hiện quản thác tập thể vì sự toàn vẹn của môi trường toàn cầu và các khu vực chung như đại dương, khí quyển và khoảng không vũ trụ; đồng thời, làm nhiệm vụ cầu nối giữa Liên hợp quốc và xã hội dân sự trong việc giải quyết các lĩnh vực thuộc mối quan tâm của toàn cầu.
– Hội đồng quản thác lập ra một bản câu hỏi về sự phát triển của dân cư ở mỗi lãnh thổ quản thác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục. Nhà đương cục phụ trách quản trị mỗi lãnh thổ quản thác, thuộc quyền kiểm soát của Đại hội đồng, hàng năm dựa vào bảng câu hỏi nêu trên mà làm báo cáo lên Đại hội đồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến chương Liên Hợp Quốc.