Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc được nhắc đến là một cơ quan có vai trò là diễn đàn trung tâm để thảo luận các vấn đề xã hội quốc tế và đưa ra khuyến nghị chính sách gửi đến các quốc gia thành viên và hệ thống Liên hợp quốc. Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) là gì?
Mục lục bài viết
1. Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) là gì?
Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hộ Quốc là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc , chịu trách nhiệm điều phối các lĩnh vực kinh tế và xã hội của tổ chức, đặc biệt liên quan đến 15 cơ quan chuyên môn , tám ủy ban chức năng và năm ủy ban khu vực trực thuộc thẩm quyền của nó.
Ngoài tư cách thành viên luân phiên của 54 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, hơn 1.600 tổ chức phi chính phủ có tư cách tham vấn với Hội đồng để tham gia vào công việc của Liên hợp quốc.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc tên tiếng Anh là: ” United Nations Economic and Social Council” Viết tắt là “ECOSOC”.
2. Tìm hiểu về Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC):
2.1. Cơ sở pháp lý và tôn chỉ mục đích:
Theo Hiến chương Liên hợp quốc (Liên Hợp Quốc), một trong những mục tiêu chính của Tổ chức này là:
“Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” (Chương I, điều 1, điểm 3). Cụ thể:
– Nâng cao mức sống, đầy đủ việc làm, điều kiện tiến bộ và phát triển kinh tế xã hội
– Giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các vấn đề liên quan, và sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục, và
– Tôn trọng và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo
Trách nhiệm thực hiện những chức năng trên trước hết thuộc về Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo điều 60 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng kinh tế và xã hội được đặt dưới quyền của Đại hội đồng và được Đại hội đồng giao trách nhiệm trực tiếp thực hiện các chức năng về kinh tế, xã hội của Liên Hợp Quốc.
2.2. Thành phần của Hội đồng kinh tế và xã hội:
– Hội đồng kinh tế và xã hội gồm 54 thành viên Liên hợp quốc do Đại hội đồng bầu ra.
– Theo quy định của khoản 3 điều này, mỗi nhiệm kỳ có 18 Ủy viên Hội đồng kinh tế và xã hội được bầu với thời hạn 3 năm. Những Ủy viên vừa mãn hạn có thể được bầu lại ngay.
– Ngay trong lần bầu thứ nhất, sau khi nâng số lượng Ủy viên Hội đồng kinh tế và xã hội từ 27 lên 54, số lượng Ủy viên bổ sung sẽ được bầu vào chỗ của 10 Ủy viên sắp mãn hạn, trách nhiệm của các Ủy viên này sẽ kéo dài đến ngày cuối của năm đương nhiệm. Số lượng Ủy viên được bầu bổ sung là 27. Nhiệm kỳ của 9 Ủy viên trong số 27 Ủy viên bổ sung thường là 1 năm, của 9 Ủy viên khác là 2 năm theo quy định của Đại hội đồng.
– Mỗi Ủy viên của Hội đồng kinh tế và xã hội có một đại diện ở Hội đồng.
2.3. Thành viên của Hội đồng kinh tế và xã hội:
Số thành viên ban đầu của Hội đồng kinh tế và xã hội là 18. Từ tháng 8/1965 tăng lên 27 và từ tháng 10/1973 cho đến nay là 54 nước thành viên Liên Hợp Quốc do Đại hội đồng bầu. Các ghế được phân theo khu vực địa lý : 14 nước Châu Phi, 11 nước Châu Á, 19 nước châu Âu, 10 nước Mỹ La tinh và Caribe và các nước khác.
Hàng năm Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phải bầu lại 18 nước thành viên Hội đồng kinh tế và xã hội với nhiệm kỳ 3 năm, thông thường bắt đầu từ 1/1 đến 31/12. Nước thành viên vừa hết nhiệm kỳ có thể tái ứng cử. Đại hội đồng thường thông qua không bỏ phiếu bầu các nước đã được các nhóm khu vực nhất trí đề cử (Endorsement). Nếu các nước không thống nhất được trong nhóm thì Đại hội đồng phải bỏ phiếu bầu.
2.4. Chức năng và quyền hạn của Hội đồng kinh tế và xã hội:
Theo các Điều 62, 63, 64, 65 Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng kinh tế và xã hội có những quyền hạn sau :
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền tiến hành các cuộc điều tra và làm những báo cáo về các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và những lĩnh vực liên quan khác, và có thể gửi những kiến nghị về tất cả các vấn đề cho Đại hội đồng, các thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn hữu quan.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích sự tôn trọng các quyền và những tự do cơ bản của con người.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền chuẩn bị những dự thảo và điều ước về các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để trình Đại hội đồng.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền triệu tập những hội nghị quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, theo các thủ tục do Liên hợp Quốc quy định.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền ký kết với bất kỳ một tổ chức nào nói ở điều 59 những điều ước quy định các điều kiện quan hệ giữa các tổ chức ấy với Liên hợp quốc. Các điều ước này phải được hội đồng duyệt y.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn, bằng cách bàn với các tổ chức đó gửi khuyến nghị cho các tổ chức này cũng như bằng cách đưa ra kiến nghị cho Đại hội đồng và các thành viên Liên hợp quốc.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền tiến hành mọi biện pháp thích hợp để nhận được các báo cáo thường kỳ của các tổ chức chuyên môn. Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền ký với các thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn những điều ước về việc các thành viên và các tổ chức này báo cáo cho mình những biện pháp đã được áp dụng để thi hành những nghị quyết của Đại hội đồng và của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền báo cáo cho Đại hội đồng những nhận xét của mình về các báo cáo ấy.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có thẩm quyền cung cấp những tin tức cho Hội đồng bảo an và giúp Hội đồng bảo an, nếu Hội đồng bảo an yêu cầu
Theo Điều 66 Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng kinh tế và xã hội có những chức năng sau:
– Hội đồng kinh tế và xã hội thực hiện các chức năng thuộc thẩm quyền của mình, có liên quan đến việc chấp hành những nghị quyết của Đại hội đồng.
– Với sự đồng ý của Đại hội đồng, Hội đồng kinh tế và xã hội có thẩm quyền làm những việc do các thành viên Liên hợp quốc hoặc các tổ chức chuyên môn yêu cầu.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có nghĩa vụ thực hiện những chức năng khác được quy định trong Hiến chương này, hoặc có thể được Đại hội đồng giao cho.
3. Hoạt động và thủ tục ra quyết định:
Mỗi nước thành viên Hội đồng kinh tế và xã hội có một phiếu. Hội đồng kinh tế và xã hội thông qua quyết định theo đa số những thành viên có mặt tham gia bỏ phiếu.
– Hội đồng kinh tế và xã hội thành lập các ban trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội và về sự khuyến khích các quyền con người, kể cả thành lập các ban khác cần thiết cho việc thi hành những chức năng của Hội đồng kinh tế và xã hội.
– Hội đồng kinh tế và xã hội mời bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc tham gia các cuộc thảo luận của Hội đồng kinh tế và xã hội nhưng không có quyền bỏ phiếu, nếu như vấn đề có liên quan.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có thể thi hành mọi biện pháp để những đại biểu của các tổ chức chuyên môn tham dự, nhưng không có quyền biểu quyết, các cuộc thảo luận của Hội đồng và của các Ủy ban do Hội đồng lập ra và để các đại biểu của Hội đồng tham dự những cuộc thảo luận của các tổ chức chuyên môn.
– Hội đồng kinh tế và xã hội có thể thi hành mọi biện pháp để hỏi ý kiến những tổ chức phi chính phủ phụ trách những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng. Những biện pháp này có thể áp dụng cho các tổ chức quốc tế, nếu cần cho các tổ chức quốc gia, sau khi hỏi ý kiến của thành viên Liên hợp quốc hữu quan
– Hội đồng kinh tế và xã hội định ra nội qui của mình trong nội qui đó qui định cách thức bầu Chủ tịch của Hội đồng.
– Hội đồng kinh tế và xã hội sẽ họp tùy theo yêu cầu đúng như nội quy cù hội đồng, nội quy này có những điều khoản qui định việc triệu tập Hội đồng khi đa số các Ủy viên yêu cầu.-
Hội đồng kinh tế và xã hội có 2 phiên họp trong một năm: phiên họp về nội dung được tổ chức trong vòng 4 tuần vào khoảng tháng 7, luân phiên ở New York và Geneva, và trước đó là phiên họp về tổ chức diễn ra trong 4 ngày thường vào đầu tháng 2 và được họp lại vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm.
Trong phiên họp về nội dung của Hội đồng kinh tế và xã hội có 4 ngày họp cấp Bộ trưởng của các nước thành viên Hội đồng để xem xét những chủ đề lớn về kinh tế và/hoặc xã hội; 1 ngày đối thoại về chính sách liên quan những vấn đề quan trọng của kinh tế thế giới và hợp tác kinh tế quốc tế, những người đứng đầu các tổ chức tài chính, thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc có thể được mời tham dự cuộc đối thoại này. Sau phần họp cấp cao là phần họp về phối hợp , phần họp về hoạt động tác nghiệp và phần họp chung để xem xét những vấn đề kinh tế, xã hội và những vấn đề liên quan.
Phiên họp về tổ chức thường bầu ra Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng kinh tế và xã hội, cũng như bầu bổ sung thành viên của các cơ quan chức năng của Hội đồng. Việc bầu cử, bổ nhiệm, đề cử sẽ diễn ra tại phiên họp về tổ chức được nối lại thường vào tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm.
Theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng kinh tế và xã hội sẽ thông qua những quy định riêng về thủ tục, kể cả cách thức chọn Chủ tịch. Hội đồng sẽ họp khi cần phù hợp với những quy định của Hội đồng, kể cả triệu tập họp theo yêu cầu của đa số các nước thành viên Hội đồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến chương Liên Hợp Quốc.