Trong quan hệ lao động cũng vậy, mâu thuẫn xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động như tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể liên quan đến tiền lương, bảo hiểm, các chế độ phúc lợi khác... Hội đồng hòa giải cơ sở là gì? Quy định về hội đồng hòa giải lao động cơ sở?
Mục lục bài viết
1. Hội đồng hòa giải cơ sở là gì?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Luật hòa giải cơ sở 2013 quy định về hòa giải cơ sở như sau:
– Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
– Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Như vậy, hội đồng hòa giải cơ sở được hiểu là tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được thành lập ở doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.
Hội đồng hòa giải cơ sở tên tiếng Anh là : “Grassroots mediation board“
2. Quy định về hội đồng hòa giải lao động cơ sở:
2.1. Căn cứ tiến hành hòa giải:
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
– Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
– Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay, hoạt động hòa giải ở cơ sở không phải do cơ quan nhà nước hay tổ chức chuyên môn nghề nghiệp thực hiện mà do các hòa giải viên của tổ hòa giải thực hiện. Trong đó, tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vụ việc xảy ra ở địa bàn thôn, tổ dân phố đều có thể được tiến hành hòa giải mà có những giới hạn cụ thể hay phạm vi hòa giải được pháp luật quy định. Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định về phạm vi hòa giải theo hướng loại trừ, chỉ quy định về các trường hợp không được hòa giải ở cơ sở. Theo đó, việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
– Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
– Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
– Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
– Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở lại quy định hướng dẫn Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở theo hướng phân định thành những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải và những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật không được tiến hành hòa giải. Theo đó:
2.2. Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải:
– Mâu thuẫn giữa các bên ( do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tình tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác)
– Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ quân sự, hợp đồng dân sự thừa kế, quyền sử dụng đất
– Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con; ly hôn
– Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
– Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải:
+ Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 (nay là Điều 157
(i) Không có sự việc phạm tội.
(ii) Hành vi không cấu thành tội phạm.
(iii) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
(iv) Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
(v) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27, Điều 28 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
(vi) Tội phạm đã được đại xá.
(vii) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
(viii) Tội phạm quy định tại tại Khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
+ Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164
– Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016) hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của
3. Các trường hợp không được hòa giải:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, thì khi thuộc các trường hợp sau đây hòa giải viên không được tiến hành hòa giải:
– Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
– Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
– Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được hòa giải quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP.
– Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính (bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính), trừ các trường hợp được hòa giải quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP.
– Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm. Theo quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự thì hòa giải ở cơ sở có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 thì người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 này là người phạm tội nói chung trong đó có cả người chưa thành niên.
+ Các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là tội phạm quy định tại Khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự trong trường hợp người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
Trong hòa giải, các bên có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa Điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
– Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
– Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
– Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
– Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
– Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
– Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa Điểm hòa giải.
Phân công hòa giải viên
Hòa giải viên được phân công như sau:
– Tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải trong trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải viên.
– Tổ trưởng tổ hòa giải không phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải nếu có căn cứ cho rằng hòa giải viên có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc có lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
– Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải viên vi phạm nguyên tắc hoạt động hòa giải hoặc nghĩa vụ khác của hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên khác thực hiện việc hòa giải.
Thành phần được mời tham gia hòa giải
Người được mời tham gia hòa giải
– Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng , chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.
– Người được mời tham gia hòa giải phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động hòa giải ở cơ sở. Cơ quan, tổ chức có người được mời tham gia hòa giải có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia hòa giải.
Địa điểm, thời gian hòa giải
– Địa điểm hòa giải là : nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
– Thời gian: trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
4. Cách thức tiến hành hòa giải:
– Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
– Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
– Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Luật này.
Kết thúc hòa giải khi:
– Các bên đạt được thỏa thuận.
– Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.
– Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.
Hậu quả pháp lý : sau khi hòa giải sẽ xảy ra hai kết quả là hòa giải thành và hòa giải không thành, điều kiện, cách thức thực hiện thỏa thuận hào giải thành và hòa giải không thành được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật hòa giải cơ sở 2013
– Nghị định 15/2014/NĐ- CP.