Khái niệm uỷ thác mua bán hàng hoá? Chủ thể của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá? Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá? Hợp đồng ủy thác?
Mua bán hàng hóa thương mại hiện nay đang phát triển rất nhanh cả trong nước và quốc tế với rất nhiều hình thức khác nhau, Khi một cá nhân, tổ chức hay pháp nhân không thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa vì một lý do nào đó thì họ vẫn có thể thông qua một thương nhân có năng lực nhằm ủy thác việc mua bán này. Vậy cụ thể hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại được pháp luật quy định như thế nào và khi ủy thác phải kí hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại với nội dung và hình thức ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Khái niệm uỷ thác mua bán hàng hoá
Theo quy định tại Điều 155 Luật Thương mại 2005, uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Theo đó khái niệm về uỷ thác mua bán hàng hoá theo quy định tại luật thương mại 2005 được hiểu là hoạt động thương mại mà theo đó bên nhận uỷ thác là bên thương nhân và họ sẽ thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao ủy thác thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Có thể thấy hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có thể được xem là một giao dịch dân sự rất đặc biệt liên quan đến việc mua bán hàng hóa.
Trên thực tế thì quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa có thể bao gồm ủy thác mua và ủy thác bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập trên cơ sở của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa với nội dung theo quy định. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện được thoả thuận với bên uỷ thác và bên ủy thác có nghĩa vụ trả thù lao cho việc ủy thác của bên được ủy thác
Ví dụ cụ thể về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa như các chủ thể vì nhiều lý do khác nhau mà ủy thác mua bán hàng hoá đã trở nên phổ biến trong quan hệ ủy thác xuất nhập khẩu khi một đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước do không có Điều kiện xuất nhập khẩu trực tiếp không có nghiệp vụ xuất nhập khẩu theo quy định có thể thực hiện ủy thác cho đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện các hoạt động mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo những yêu cầu của mình và qua đó kí kết hợp đông thỏa thuận về vấn đề ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định.
2. Chủ thể của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
Theo quy dịnh của pháp luật thì quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa thì bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và nhân danh chính mình để mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác theo quy định của pháp luật. Theo đó bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao theo quy định. Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại 2005 được quy định bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật thì trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác theo quy định sẽ là thương nhân kinh doanh mặt hàng không trai với quy định mà pháp luật đề ra với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác với những điều khoản cụ thể giữa các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó thì căn cứ dựa theo quy định của Điều 161 Luật thương mại 2005 quy định về viêc thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau. Theo đó bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và bên này không nhất thiết phải có tư cách thương nhân theo quy định của pháp luật.
3. Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá
Đối với hoạt động ủy thác thì bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thoả thuận với nhau về nội dung uỷ thác mua bán hàng hoá và thoả thuận giữa các bên phải được thể hiện bằng văn bản cụ thể đó là hợp đồng uỷ thác. Nội dung của hợp đồng uỷ thác không được trái với quy định của pháp luật. Theo đó bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác theo quy định của pháp luật. Các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thoả thuận và theo quy định tại các Điều 162, 163, 164 và 165 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể.
Trên thục tế khi tiến hành thực hiện công việc mua bán hàng hoá theo nội dung uỷ thác, bên nhận uỷ thác nhân danh chính mình trong quan hệ với người thứ ba. Theo quy định thì
4. Hợp đồng uỷ thác
Trên thực tế có thể hiểu đối với tất cả hàng hóa lưu thông hợp pháp đều có thể được ủy thác mua bán. Hợp đồng uỷ thác phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có gá trị pháp lí tương đương và nội dung hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng uỷ thác là một hợp đồng dịch vụ mà trong đó đối tượng của hợp đồng là công việc mua bán hàng hoá. Theo đó xác lập hợp đồng uỷ thác trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận nhằm mục đích đề cao tinh thần thiện chí hợp tác trong việc thực hiện cũng như bảo vệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Nội dung của hợp đồng ủy thác phải chứa đựng các nội dung cụ thể và những nội dung đó không được trái với quy định mà pháp luật đề ra. Theo đó có thể nhận thấy về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có điểm giống với hợp đồng đại diện cho thương nhân dựa trên các quy định của pháp luật cho thấy. Theo đó bên nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được bên ủy thác ủy quyền thực hiện hoạt động thương mại thế nhưng hoạt động thương mại này lại được giới hạn trong phạm vi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa với bên thứ ba theo quy định.
Bên cạnh đó đối với quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, trong trường hợp này thì bên ủy thác cũng thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa theo sự ủy quyền và lợi ích của bên ủy thác đề lấy thù lao nhưng khi giao dịch với bên thứ ba, theo đó bên ủy thác sẽ nhân danh chính mình để thực hiện giao dịch. Điều này được hiểu là những hành vi bên nhận ủy thác đã thực hiện trong giao dịch sẽ mang lại hậu quả pháp lý cho chính bên này chứ không phải cho bên ủy thác.
Theo quy định của pháp luật thì có quy định về tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác. Theo đó hàng hóa theo quy định thì sẽ mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác và đây là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba không phải là đói tuong của hợp đồng ủy thác.
Bên cạnh đó theo quy định tại Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau”. Dựa theo quy định này có thể thấy đây là rào cản cho các hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên uỷ thác có thể mất ưu tiên khi bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác từ một bên thứ ba khác để mua bán hàng hoá cùng chủng loại, dẫn đến khả năng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc gây áp lực tăng phí uỷ thác. Thê nên để phòng ngừa thiệt hại phát sinh, các bên khi soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nên có điều khoản ràng buộc trách nhiệm của bên nhận ủy thác trong trường hợp bên này nhận ủy thác mua bán hàng hóa của nhiều bên ủy thác khác nhau đối với cùng một loại hàng hóa.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.