Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là phát triển khai thác hải sản xa bờ. Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và trái phép. Dưới đây là bài viết về Hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta?, mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là?
A. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
B. Hình thành các cảng cá dọc bờ biển.
C. Tập trung khai thác hải sản ven bờ.
D. Phát triển khai thác hải sản xa bờ.
Đáp án đúng: D
Giải chi tiết:
Nguồn lợi thủy sản ven bờ của nước ta đang ngày càng suy giảm nên một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là phát triển khai thác hải sản xa bờ.
2. Các biện pháp nhằm phát triển khai thác hải sản xa bờ:
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã tập trung chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc chuyển một số tàu cá có nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản. Cùng với đó là từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề…
Với mục tiêu nâng cao sản lượng thủy sản, ngành đã đẩy mạnh khai thác xa bờ, cơ cấu lại hoạt động khai thác, phương tiện đánh bắt phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi bám biển, ổn định sản xuất; hiện đại hóa đội tàu cá, tàu hậu cần nghề cá và công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến. Bên cạnh các hoạt động trên, ngành đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ thiết bị giám sát hành trình trên các tàu cá; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác trên các vùng biển, đặc biệt là các vùng giáp ranh có nhiều tàu vi phạm vùng biển nước ngoài; thực hiện nghiêm các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đặc biệt là triển khai, thực hiện Kế hoạch hành động “180 ngày” chống khai thác IUU.
Song song với các hoạt động trên, ngành đã chủ động sản xuất giống chất lượng các đối tượng nuôi chủ lực, cơ cấu lại hệ thống sản xuất giống, gắn với vùng nuôi; đồng thời, tăng cường quản lý chất lượng giống. Tăng cường quản lý chất lượng giống thông qua kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản. Chỉ đạo nuôi trồng thủy sản theo khung mùa vụ ngay từ đầu năm; tăng cường quản lý, chỉ đạo nuôi trồng thủy sản trên biển. Điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng, mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao (đặc biệt là nuôi tôm siêu thâm canh), công nghệ thân thiện với môi trường.
Kế hoạch dài hạn, sẽ tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản, Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản bền vững, Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, Đề án phòng chống khai thác IUU. Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn, quy định của quốc tế, đặc biệt là việc hướng dẫn, quản lý đánh bắt hải sản…
Ngành cũng giảm dần sản lượng khai thác ven bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi; đầu tư thiết bị bảo quản chế biến trên tàu cá để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả khai thác; gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc; tiếp tục phối hợp với các bên khắc phục triệt để các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU; tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đặc biệt, ngành khuyến khích phát triển nuôi trồng trên biển theo quy mô công nghiệp; phát triển các vùng nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, nhân rộng các mô hình nuôi theo chuỗi liên kết có hiệu quả kinh tế cao…
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta
A. Chế độ thủy văn
B. Điều kiện khí hậu
C. Địa hình đáy biển
D. Nguồn lợi thủy sản
Đáp án: D
Giải thích: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta nguồn lợi thủy sản. Ngành đánh bắt thủy sản phát triển mạnh ở những vùng, khu vực có nguồn lợi thủy sản lớn, đặc biệt ở các ngư trường trọng điểm như Hoang Sa – Trường Sa –Ninh Thuận – Bình Thuận – Kiên Giang,…
Câu 2: Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Hải Phòng -Nam Định
C. Thái Bình – Thanh Hóa
D. Quảng Ngãi – Bình Định
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1, SGK/120 địa lí 12 cơ bản.
Câu 3: Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Hải Phòng- Nam Định
B. Thái Bình – Thanh Hóa
C. Hải Phòng – Quảng Ninh
D. Nghệ An – Hà Tĩnh
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1, SGK/120 địa lí 12 cơ bản.
Câu 4: Ngư trường nào không được xác định là ngư trường trọng điểm?
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Thanh Hóa – Nghệ An
C. Hải Phòng – Quảng Ninh
D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/120 địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Ngư trường Cà Mau- Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có
A. Các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, đầm phá
C. Các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu
D. Bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc
Đáp án: A
Giải thích: Ngư trường Cà Mau- Kiên Giang trở thành một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có các dòng hải lưu mang theo nhiều sinh vật phù du kéo theo đó là nguồn hải sản. Đồng thời, khu vực này cũng có thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản.
Câu 6: Ý nào dưới đây chưa đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trổng thủy sản hiện nay ở nước ta?
A. Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
B. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ
C. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
D. Chưa hình thành các cơ sơ chế biến thủy sản
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/120 – 121 địa lí 12 cơ bản.
Câu 7: Vùng nuôi tôm lớn nhất của nước ta
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Duyên hải Nam Trung BỘ
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Phương tiện tàu tuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới
B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản
D. Các mặt hàng thủy sản chưa được chất nhận ở thị trường Hoa Kì
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/120 – 121 địa lí 12 cơ bản.
Câu 9: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủ sản ở nước ta trong những năm qua là
A. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản
B. Hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu
C. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước
D. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/121 địa lí 12 cơ bản.
Câu 10: Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là:
A. Các hiện tượng cực đoan của thời tiết , khí hậu
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu
C. Diễn biến về chất lượng môi trường ở một số vùng biển
D. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/121 địa lí 12 cơ bản.
Câu 11: Sự cố nào dưới đây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản nước ta?
A. Cơn bão số 2 tháng 8/2016
B. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tăng cao năm 2015- 2016
C. Cơn bão só 5 tháng 9/2016
D. Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển tháng 4/2016
Đáp án: D
Giải thích: Việc Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển tháng 4/2016 đã làm thiệt hại hết sức nặng nề về thủy sản của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa gây chết rất nhiều cá, sinh vật biển.
THAM KHẢO THÊM: