Trong một số giai đoạn nhất định, khi công ty và các doanh nghiệp không còn đủ khả năng kinh tế để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tạm ngừng kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Có thể kể đến một số lý do tạm ngừng kinh doanh mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Các lý do tạm ngừng kinh doanh chuẩn nhất hiện nay:
Tạm ngừng kinh doanh là trường hợp các công ty cần phải ra quyết định tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì nhiều lý do khác nhau. Các lý do tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty xảy ra khi công ty đó gặp khó khăn về mặt tài chính, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc khi công ty muốn tạm dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp máy móc, cơ cấu lại tổ chức, tạm dừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi tạm dừng hoạt động kinh doanh trên thực tế, các doanh nghiệp cần phải lập thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn kết thúc việc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, thời điểm tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời điểm tạm ngừng ít nhất trong khoảng thời gian 15 ngày.
Ví dụ: Công ty Minh Anh muốn tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu kể từ 20/10/2023 đến 20/12/2023, về nguyên tắc thì công ty Minh Anh bắt buộc phải nộp hồ sơ thông báo về việc tạm ngừng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở kế hoạch và Đầu tư trọng nhất là vào 16/10 năm 2023. Nếu hồ sơ hợp lệ, công ty Minh Anh sẽ được cấp giấy chứng nhận tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian từ ngày 0/10/2023 đến 20/12/2023.
Nhìn chung, khi muốn tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp bắt buộc phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính. Trong đó cần phải nêu rõ lý do tạm ngừng kinh doanh. Lý do tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nội dung vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tạm ngừng kinh doanh của mình trên thực tế trong quá trình gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Có thể kể đến một số lý do tạm ngừng kinh doanh hiện nay như sau:
– Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông thường sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu thì các doanh nghiệp đó sẽ không có đủ khả năng kinh tế để có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy các doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Lý do về nhân sự của doanh nghiệp, có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi địa điểm doanh nghiệp;
– Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp đó không có đủ khả năng để có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cần có thời gian để cơ cấu lại nguồn vốn, vì vậy có thể tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó thành lập doanh nghiệp mới để tiến hành kinh doanh những ngành nghề khác hiệu quả hơn;
– Tạm ngừng hoạt động kinh doanh bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là một số lý do mà doanh nghiệp thường đưa ra khi muốn tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Quy trình đăng kí tạm ngừng hoạt động kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của …, thủ tục tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp đó bắt buộc phải gửi thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện đã đăng ký trước khi tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh chậm nhất trong khoảng thời gian 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh trên thực tế. Trong thông báo này cần phải bao gồm một số nội dung cơ bản. Có thể kể đến các thông tin cơ bản cần phải nêu như sau: tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, ngày bắt đầu tăng lương, ngày kết thúc thời gian tạm ngừng, lý do tạm ngừng kinh doanh (có thể tham khảo một số lý do nêu trên). Trong trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi đã hết thời hạn thông báo ban đầu thì bắt buộc phải nộp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngưng kinh doanh trên thực tế. Thời hạn tạm ngưng kinh doanh của mỗi lần thông báo sẽ không được phép vượt quá một năm.
Đồng thời, trong trường hợp doanh nghiệp quyết định tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải kèm theo nghị quyết, biên bản họp hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, nghị quyết của hội đồng quản trị đối với loại hình công ty cổ phần, nếu đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì thông báo tạm ngừng kinh doanh chỉ cần có quyết định của chủ sở hữu công ty. Có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý hồ sơ trong khoảng thời gian ba ngày làm việc và đưa ra kết quả. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, thông tin cung cấp trong hồ sơ đã phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận cho doanh nghiệp đó ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu, cần phải thông báo sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Hoạt động kinh doanh của công ty chính thức tạm ngừng. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được phép tạm ngừng trong thời gian ghi nhận trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau này tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp sẽ được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời gian tạm ngừng hoặc có thẻ sim hoạt động trở lại sớm hơn khi chưa hết thời gian tạm ngưng tuy nhiên cần phải thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh.
3. Điều kiện đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 206 Văn bản hợp nhất
Trong khoảng thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó vẫn phải nộp đầy đủ các khoản thuế còn nợ, tiếp tục thực hiện hoạt động thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp có thỏa thuận khác với khách hàng và người lao động.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được phép vượt quá 12 tháng. Sau khi hết thời hạn này, nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải tiếp tục thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên tổng thời hạn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh liên tiếp sẽ không được phép vượt quá 24 tháng. Đồng thời, thành phần hồ sơ thông báo tạm ngưng kinh doanh cũng cần phải đầy đủ và hợp lệ. Vì vậy, khi muốn đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: